Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sản phẩm do lao động sáng tạo của họ tạo ra trong việc chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng. Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:

  1. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định:

 + Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng. Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và những trường hợp đặc biệt theo quy định pháp luật.

 + Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm.

 Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

 + Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;

 + Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;

+ Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;

+ Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Điều 34 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định Bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng  là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ chính thức.

  1. Điều kiện áp dụng:

 Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định tại Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ), tức là phải đủ các điều kiện:

 + Thuộc một trong các trường hợp Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ.

 + Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Để được tư vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !