Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt xin tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575

Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính

Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

  • Địa điểm: Phòng Lãnh sự – Lễ tân, Sở Ngoại vụ.
  • Trình tự tiếp nhận:

– Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng Lãnh sự – Lễ tân:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ;

+ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp;

+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện:

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ phòng Lãnh sự – Lễ tân làm văn bản hướng dẫn và trả lời theo địa chỉ của hồ sơ được gửi đến, để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ

Sở Ngoại vụ xem xét, tổng hợp dự thảo văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định. Trong trường hợp cần thiết sở Ngoại vụ tổ có thể chức cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các sở, ngành liên quan.

Bước 4. Trả kết quả

  • Địa điểm: Phòng Lãnh sự – Lễ tân, Sở Ngoại vụ.
  • Trình tự trả:

– Đến hẹn, người nhận đem phiếu hẹn đến phòng Lãnh sự – Lễ tân Sở Ngoại vụ;

– Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu hẹn và trao văn bản chấp thuận và quyết định cho người nhận; người nhận ký vào sổ trả kết quả.

  • Thời gian nhận hồ sơ, trả kết quả: Theo giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị trình phê duyệt của cơ quan chủ quản, trong đó có nêu các nội dung chủ yếu sau:

+ Nhu cầu cụ thể và kế hoạch hoạt động của đơn vị tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên;

+ Tên tổ chức nước ngoài cử chuyên gia, tình nguyện viên;

+ Họ tên chuyên gia, tình nguyện viên;

+ Quốc tịch, số hộ chiếu của chuyên gia, tình nguyện viên;

+ Thời gian và địa điểm làm việc của chuyên gia, tình nguyện viên tại địa phương;

+ Cơ quan Việt Nam trực tiếp quản lý chuyên gia, tình nguyện viên trong thời gian làm việc tại địa phương;

+ Cam kết đóng góp của phía Việt Nam, đặc biệt là kinh phí đối ứng để tiếp nhận chuyên gia và tình nguyện viên.

– Các văn bản ghi nhớ hoặc cam kết và các điều kiện khác đối với chuyên gia và tình nguyện viên của Bên tài trợ; nghĩa vụ và cam kết của Bên tiếp nhận chuyên gia và tình nguyện viên, các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

– Giấy phép hoạt động tại địa phương do Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cấp hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ (nếu tổ chức chưa được cấp giấy phép hoạt động tại địa phương) (Bản sao).

b. Số lượng hồ sơ: cần lập 04 bộ, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn trả lời kết quả không quá 20 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Tỉnh, thành phố.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan tiếp nhận viện trợ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng khác có liên quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

– Quyết định hành chính;

– Văn bản chấp thuận.

Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính

  • Yêu cầu hoặc điều kiện 1

Đối tượng tiếp nhận là các tổ chức do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hoặc cấp Giấy đăng ký hoạt động, kinh doanh.

  • Yêu cầu hoặc điều kiện 2

Các chuyên gia, tình nguyện viên không thuộc một trong các trường hợp sau:

Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu) và không có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực);

Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;

Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;

Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;

Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

  • Yêu cầu hoặc điều kiện 3

Hoạt động của chuyên gia, tình nguyện viên tại Việt Nam không vì mục đích liên quan đến an ninh, quốc phòng và tôn giáo.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Pháp lệnh số 24/2000/UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN;

– Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

– Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575