Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận Hồ sơ.
– Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
– Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
– Trình tự:
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ, nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại theo quy định.
Bước 3: Xử lý Hồ sơ.
– Phòng Kỹ thuật Lâm nghiệp được Lãnh đạo Chi cục giao thụ lý Hồ sơ.
+Nếu nội dung thiết kế không đạt yêu cầu thì gửi hồ sơ lại cho Chủ dự án và đơn vị tư vấn thiết kế để bổ sung và chỉnh sửa lại.
+Trường hợp nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Phòng Kỹ thuật tham mưu bằng văn bản cho Lãnh đạo Chi cục để thẩm định kết quả Hồ sơ.
– Chi cục Lâm nghiệp trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, căn cứ vào kết quả thẩm định của Chi cục để ra Quyết định phê duyệt.
– Chi cục Lâm nghiệp nhận lại kết quả từ Sở Nông nghiệp và PTNT để trả cho tổ chức
Bước 4. Trả kết quả:
- Địa điểm: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
- Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
- Trình tự: Tổ chức, cá nhân trả phiếu hẹn, nộp phí nhận kết quả.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục lâm nghiệp
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt. Số lượng 01 bản chính;
– Chủ trương của cấp có thẩm quyền. Số lượng 01 bản sao;
– Hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng: Số lượng 01 bản chính;
– Bản đồ thiết kế (tỷ lệ 1/10.000): ( bản đồ thiết kế tỉa thưa nuôi dưỡng rừng, phải kế thừa bản đồ thiết kế trồng rừng của năm trồng mà đối tượng thực hiện trong năm đó, như thế mới biết chính xác được đối tượng thiết kế nằm ở vị trí nào). Số lượng 01 bản chính
– Toàn bộ số liệu ngoại nghiệp.(số liệu ngoại nghiệp gồm đo vẽ diện tích, biểu tính toán trong ô tiêu chuẩn về mật độ hiện còn, số cây tỉa thưa, trữ lượng, sản lượng, độ tàn che trước tỉa thưa và sau tỉa thưa và một số yếu tố kỹ thuật khác): Mỗi loại 01 bản chính;
– Biên bản nghiệm thu thiết kế giữa Chủ đầu tư với đơn vị tư vấn thiết kế: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ chính.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ .
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND huyện, thị, các Ban QLDA cơ sở, các chủ rừng nhà nước.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Phí, lệ phí: Có
Định mức lao động thẩm định thiết kế khai thác gỗ rừng trồng (áp dụng chung cho các vùng):
0,017 công/m3
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản thẩm định. phê duyệt Quyết định
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
– Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ban hành kèm theo Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (gọi tắt là QPN 14-92).
– Quyết định số 400/QĐ-LĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc ban hành tạm thời định mức lao động khai thác lâm sản..
– Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN, ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
– Quyết định số 3443/2005/QĐ-UBND ngày 09/01/2005 của UBND tỉnh Tỉnh, thành phố về việc ban hnàh tạm thời “Quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tỉnh, thành phố.
– Công văn số 1053/LN-SDR ngày 23/8/2006 của Cục Lâm nghiệp về việc khai thác rừng trồng phòng hộ thuộc Chương trình 327 và Dự án 661;
– Công văn số 1697/LN-LS ngày 19/12/2005 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn chặt nuôi dưỡng và khai thác tỉa thưa cây phụ trợ đối với rừng trồng phòng hộ dự án 327, 661;
– Công văn số 1213/HD-NN&PTNT ngày 31/8/2006 của Sở Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của quy chế khai thác gỗ, lâm sản khác theo quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành Quy chế về khai thác và quản lý lâm sản.
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575