Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thẩm định và phê duyệt phương án điều chế rừng của chủ rừng nhà nước. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ.
Tổ chức chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận Hồ sơ.
- Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
- Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
- Trình tự:
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ, nội dung hồ sơ:
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện lại theo quy định.
Bước 3: Xử lý Hồ sơ.
– Phòng Kế hoạch Quản lý sử dụng rừng được Lãnh đạo Chi cục giao thụ lý Hồ sơ, thẩm định nội dung Hồ sơ, tiến hành đi ngoại nghiệp để kiểm tra tính chính xác của hồ sơ.
+ Nếu sau khi thẩm định Hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu thì trả hồ sơ lại cho tổ chức để bổ sung và chỉnh sửa lại hiện trường thiết kế hồ sơ.
+ Trường hợp nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì phòng Kế hoạch quản lý sử dụng rừng tham mưu bằng văn bản cho Lãnh đạo Chi cục để thẩm định Hồ sơ.
– Chi cục Lâm nghiệp trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, căn cứ vào kết quả thẩm định của Chi cục để ra Quyết định phê duyệt.
– Chi cục Lâm nghiệp nhận lại kết quả từ Sở Nông nghiệp và PTNT để trả cho tổ chức.
Bước 4. Trả kết quả:
- Địa điểm: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
- Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
- Trình tự: Tổ chức trả phiếu hẹn, nhận kết quả.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục lâm nghiệp.
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Tờ trình về việc Thẩm định phương án Điều chế rừng của chủ rừng nhà nước: 01 bản chính;
– Thuyết Minh hồ sơ xây dựng phương án điều chế rừng: 01 bản chính;
– Quyết định cấp có thẩm quyền giao kế hoạch: 01 bản chính;
– Biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ xây dựng phương án điều chế rừng giữa A&B: 01 bản chính;
– Bản đồ xây dựng hiện trạng rừng tỉ lệ: 1/25000: 01 bản chính;
– Bản đồ xây dựng phương án điều chế rừng tỷ lệ 1/25000: 01 bản chính;
– Phụ biểu kèm theo hồ sơ: Các biểu mẫu, số liệu, hồ sơ ngoại nghiệp, các văn bản liên quan: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ chính.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND huyện, thị, các Ban QLDA cơ sở.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản Thẩm định, phê duyệt quyết định.
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng;
– Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác;
– Quyết định số 200/-QĐ-KT ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ban hành kèm theo Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (gọi tắt là QPN 14-92);
– Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo quyết 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
– Văn bản số 792/CV-LN-SDR ngày 13/9/2004 của Cục lâm nghiệp về việc xây dựng phương án Điều chế rừng giai đoạn 2006 – 2010.
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575