Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thẩm tra trình UBND tỉnh cho phép cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575
Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
- Địa điểm:Phòng Lãnh sự – Lễ tân, Sở Ngoại vụ
- Trình tự tiếp nhận:
– Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng Lãnh sự – Lễ tân:
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp;
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện:
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ phòng Lãnh sự – Lễ tân làm văn bản hướng dẫn và trả lời theo địa chỉ của hồ sơ được gửi đến, để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Xử lý hồ sơ
– Sở Ngoại vụ xem xét, tổng hợp dự thảo văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định.
Bước 4. Trả kết quả
- Địa điểm: Phòng Lãnh sự – Lễ tân, Sở Ngoại vụ.
- Trình tự trả:
– Đến hẹn, người nhận đem phiếu hẹn đến phòng Lãnh sự – Lễ tân sở Ngoại vụ;
– Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu hẹn và trao quyết định cho người nhận; người nhận ký vào sổ trả kết quả.
- Thời gian nhận hồ sơ, trả kết quả: Theo giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ, tết, ngày nghỉ.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Hồ sơ
a. Thành phần hồ sơ:
– Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản, trong công văn đề nghị cần ghi rõ họ tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh, mã ngạch công chức của cán bộ đi nước ngoài; mục đích chuyến đi; thời gian đi; nước đến; kinh phí đi từ nguồn nào; do ai đài thọ; đi theo hộ chiếu công vụ hay hộ chiếu phổ thông, có hoặc chưa có hộ chiếu (không mẫu, 01 bản chính);
– Thư mời của đơn vị, cơ quan mời (nếu thư mời bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền), trong thư mời phải nêu rõ mục đích, nội dung, chương trình hoạt động tại nước ngoài, thời gian và kinh phí cho chuyến đi (không mẫu, 01 bản sao);
– Ngoài những hồ sơ nói trên, tuỳ từng trường hợp, thành phần hồ sơ phải có thêm giấy tờ sau:
+ Bí thư Tỉnh uỷ khi đi công tác nước ngoài phải có ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng phụ trách đối ngoại (01 bản chính);
+ Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND khi đi nước ngoài phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (01bản chính);
+ Các đồng chí là Đại biểu Quốc hội khi đi nước ngoài phải có ý kiến của Ban Thường vụ Quốc hội (01 bản chính);
+ Các đồng chí lãnh đạo thuộc khối nội chính (công an, bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh) phải có ý kiến của Bộ Chủ quản (01 bản chính);
+ Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tinh ủy quản lý phải có ý kiến đồng ý của Thường trực Tỉnh uỷ (01 bản chính);
+ Đối với trường hợp đi bằng nguồn ngân sách Nhà nước, nếu đã được tỉnh phê duyệt thì phải kèm theo văn bản của UBND tỉnh (01 bản chính).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết
– Thời hạn 05-08 ngày giải quyết đối với những trường hợp đi công tác nước ngoài theo chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc theo thư mời do phía mời đài thọ kinh phí;
– 14 ngày đối với trường hợp phải có ý kiến các cấp có thẩm quyền về đối tượng và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Tài chính.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Phí, lệ phí: Không.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Yêu cầu hoặc điều kiện 2
Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế, đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
– Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
– Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan
– Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo Quy định của Chính phủ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội về Cán bộ, công chức;
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam;
– Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
– Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg ngày 11/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân;
Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575