Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

    Sau khi thành lập công ty, nhằm tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị phần, mở rộng quy mô, tăng uy tín công ty, xây dựng hình ảnh thương hiệu, các doanh nghiệp thường có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện (thành lập VPDD). Việc thành lập VPDD hiện đang được rất nhiều công ty thực hiện và sau đó là đánh giá mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh thu được từ việc thành lập văn phòng này.

Luật Hồng Bàng với đội ngũ luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho quý khách hàng có nhu cầu muốn thành lập VPDD nhưng không rõ thủ tục hồ sơ sự tư vấn và dịch vụ tốt nhất!

  1. Văn phòng đại diện là gì?

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Mặt khác, Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có quyền thay đổi nội dung đã đăng ký, có quyền đại diện giao dịch nhưng không có quyền hoạt động kinh doanh trực tiếp như chi nhánh.

  1. Cơ sở pháp lý:
  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
  1. Hồ sơ thành lập

Trường hợp của công ty bạn muốn mở văn phòng đại diện khác tỉnh so với nơi có trụ sở chính thì thủ tục thành lập sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:

  1. a) Mã số doanh nghiệp;
  2. b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
  4. d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;

đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

  1. e) Thông tin đăng ký thuế;
  2. g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
  3. h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công
ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp doanh nghiệp của  bạn lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở  chính gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  1. Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện

– Tên văn phòng đại diện: phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định văn phòng đại diện đó.

– Trụ sở văn phòng đại diện: phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

–  Ngành nghề kinh doanh:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

–  Người đứng đầu văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Luật Hồng Bàng mang đến cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói chất lượng và đảm bảo; sự tư vấn tận tình của đội ngũ luật sư doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm.

       Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!