Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

       Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải vận động không ngừng thay đổi để thích nghi với điều kiện thực tế của thị trường, đối thủ và khách hàng. Do đó doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đối với mỗi mục cần thực hiện thay đổi doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của pháp luật để việc thực hiện thay đổi đăng ký đúng các quy định của pháp luật cũng như tránh được các rủi ro pháp lý phát sinh liên quan vì thế doanh nghiệp có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn về hồ sơ và vướng mắc về thủ tục, chưa kể những tổn thất có thể xảy ra. 

     Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp với đội ngũ luật gia có kinh nghiệm và chất lượng, Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ tốt nhất.

I. Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

  1. Khi thay đổi tên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Tên doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương hiệu của doanh nghiệp. Dựa vào thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường mà không ít các doanh nghiệp muốn thay đổi tên khác phù hợp. Ngoài việc lựa chọn được tên công ty thích hợp và phù hợp quy định pháp luật thì doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, in ấn lại hóa đơn VAT, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh)

  1. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần biết gì?

Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp cần biết hiểu địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật không? sau khi thay đổi doanh nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan để ghi nhận địa chỉ mới nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng,…

Nếu thay đổi địa chỉ khác quận, huyện cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp. Trường hợp thay đổi địa chỉ cùng quận, huyện thì không cần thay đổi con dấu, cũng như thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần biết gì?

Mặc dù theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không còn ghi nhận thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau: “Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây: Thay đổi ngành, nghề kinh doanh”. Do đo, doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề gì thì vẫn phải đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo tinh thần của pháp luật, doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

  1. Khi thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết gì? 

Khi thay đổi (tăng hoặc giảm) vốn điều lệ doanh nghiệp cần hiểu rõ những loại hình doanh nghiệp nào được tăng hoặc giảm vốn điều lệ?  Loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? Đó là những vấn đề được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tô ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra còn những vấn đề khác liên quan từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

  1. Khi thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Khác với Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ cho phép một số loại hình doanh nghiệp mới có thể giám vốn điều lệ, đối với các loại hình doanh nghiệp được giảm vốn điều lệ thì cũng chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm nhất định và căn cứ theo báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì các loại hình doanh nghiệp đều có thể được giảm vốn điều lệ theo tỷ lệ phần trăm nhất định và căn cứ theo báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn và phải đảm bảo thực hiện đủ các quyền và nghĩa vụ về tài sản đến thời điểm giảm vốn.

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc khi thành viên mong muốn góp thêm hoặc giảm vốn thì cần thay đổi cơ cấu vốn góp. Cần lưu ý vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật hoặc trường hợp tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…

  1. Khi thay đổi thông tin thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Các thông tin thành viên thay đổi liên quan đến chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khâu, địa chỉ… cần cập nhật kịp thời trên giấy đăng ký doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh) để thuận lợi trong công việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước…

II. Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải hiểu được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý khác nhau. Ngoài ra, cũng cần biết loại hình doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi được sang loại hình nào, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi ra sao…

  1. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh (thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp) bao gồm:

– Xác định các nội dung cần thay đổi

– Soạn thảo hồ sơ theo mẫu luật doanh nghiệp quy định.

– Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty mới (nếu nội dung thay đổi là tên, địa chỉ, mã số thuế công ty)

– Bố cáo (thông báo) về việc thay đổi trên Cổng thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư

– Thông báo về sử dụng mẫu dấu (nếu có thay đổi mẫu dấu)

III.   Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm

  1. Biên bản họp hội đồng thành viên
  2. Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh
  3. Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh
  4.  Danh sách cổ đông công ty
  5. Giấy xác nhận hoàn thành thủ tục và chuyển thuế đối với công ty chuyển trụ sở khác quận
  6.  Các giấy tờ công chứng liên quan như  ĐKKD , CMT người đại diện và các thành viên hội đồng quản trị, cổ đông, Giấy xác định vốn pháp định nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện, Chứng chỉ hành nghề nếu có.

IV. Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Công ty Luật Hồng Bàng

  • Tư vấn thay đổi hợp lý nhất cho quý khách về các điều kiện cần thiết để kinh doanh hiệu quả đúng pháp luật
  • Soạn thảo hồ sơ theo đúng mẫu
  • Nộp và sửa hồ sơ nếu có sai sót
  • Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty khách hàng
  • Bố cáo, thông báo về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trên phương tiện thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư
  • Đăng ký sử dụng mẫu dấu (nếu có)