Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thời hạn bảo hộ quyền liên quan. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được xác định như sau:

1. Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn:

Khái niệm và quyền của người biểu diễn:

Khoản 1 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) liệt kê những chủ thể được gọi là người biểu diễn bao gồm diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005

(sửa đổi bổ sung 2009 )

Thời hạn bảo hộ:

Về thời hạn bảo hộ các quyền dành cho người biểu diễn, Công ước Rome đặt ra một thời hạn tối thiểu là 20 năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn được định hình trong các bản ghi âm hoặc từ khi cuộc biểu diễn được tiến hành nếu nó không được định hình trong bản ghi âm. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WPPT đã mở rộng thời hạn này lên mức 50 năm.

Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở mức 50 năm. 

Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định: ” Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình “. Như vậy, pháp luật quyền liên quan Việt Nam không phân biệt thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn với thời hạn bảo hộ quyền tài sản cho họ. 2. Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:

Khái niệm và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:

Khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) liệt kê những chủ thể được gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao gồm tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 30 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 )

Thời hạn bảo hộ:

Công ước Rome ( Điều 14) và Công ước Geneva ( Điều 4 ) đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được công bố. Hiệp định TRIPS tại Điều 14.5 đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành. Thời hạn bảo hộ trong khuôn khổ EU cũng được xác định tương tự. 

Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) như sau: ”  Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố “. Thời hạn này là phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước. 

2. Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng:

Khái niệm và quyền của tổ chức phát sóng:

Khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Quyền của tổ chức phát sóng quy định tại Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi bổ sung 2009)

Thời hạn bảo hộ

Các quyền của tổ chức phát sóng được Công ước Rome quy định bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ khi kết thúc năm mà chương trình phát sóng được thực hiện; thời hạn này được nhắc lại trong TRIPS. Tại EU, các quyền của tổ chức phát sóng kéo dài 50 năm tính từ khi kết thúc năm chương trình phát sóng được thực hiện lần đầu tiên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ( Khoản 3 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ ), thời hạn bảo hộ quyền liên quan cho tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !