Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thủ tục gia hạn, điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3000m3/ngày đêm. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575

Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – nộp phí thẩm định, lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

– Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo gia hạn, điều chỉnh giấy phép

+ Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình UBND thành phố cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.

– Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nộp lệ phí cấp giấy phép và nhận giấy phép.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường – 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép (mẫu 04);

– Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước (mẫu 28) (Báo cáo do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập – Có Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân lập Báo cáo kèm theo);

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Bản sao giấy phép đã được cấp.

2) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ (trong trường hợp cần lập hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung thêm 01 bộ hồ sơ)

d) Thời hạn giải quyết:

Tổng thời gian: hai mươi lăm (25) ngày làm việc không kể thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trong đó:

– Tại Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá mười tám (18) ngày làm việc;

– Tại UBND thành phố: không quá bảy (07) ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước dưới đất.

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND thành phố Hà Nội.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

– Cơ quan phối hợp (nếu có)

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép

h) Lệ phí, phí:

– Lệ phí cấp giấy phép: 50.000 đồng/1 giấy phép;

– Phí thẩm định:

+ Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất lưu lượng từ 1000 đến dưới 3000m3/ngày đêm: 1.250.000 đồng/01 đề án, báo cáo.

+ Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất lưu lượng từ 500 đến dưới 1000m3/ngày đêm: 650.000 đồng/01 đề án, báo cáo.

+ Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất lưu lượng từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm: 275.000 đồng/01 đề án, báo cáo.

+ Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm: 100.000 đồng/01 đề án, báo cáo.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép (mẫu 04);

– Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước (mẫu 28). (Mẫu 28: ban hành theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Mẫu 04: Cụ thể hóa tên cơ quan cấp phép tại Mẫu 04 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Có báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Riêng với trường hợp gia hạn, tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;

– Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.

– Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;

– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ;

– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Quyết định số 39/2014/ QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội;

– Quyết định số 58/2014/ QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

– Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575