Quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn như thế nào? Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam như thế nào? Công ty Luật Hồng Bàng xin tư vấn như sau
Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
– Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp thuận tình ly hôn:
- Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
- Giấy khai sinh của các con;
– Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:
- Bản sao chứng thực CMND;
- Bản sao chứng thực hộ khẩu;
+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:
- Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa tại lãnh sự quán.
+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa tại lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.
+ Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
– Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đơn phương ly hôn:
- Đơn xin ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
- Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email: Lienheluathongbang@gmail.com
Địa chỉ: Phòng 801, Tầng 8, Tòa West 1, Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội