Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hỏi: Giao dịch QSDĐ của người SDĐ trong các trường hợp sau có được thực hiện theo quy định của pháp luật hay phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Tại sao?

  • Ông A để thừa kế QSDĐ trồng lúa nước cho con gái mình là B – hiện là giáo viên trường THPT.

Trả lời

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác.

–  Chủ thể để lại thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp

Điều 179 Luật đất đai cũng quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, mọi cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp đều có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nội dung quyền để lại thừa kế của cá  nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

– Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp

Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai năm 2013 chỉ quy định: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Theo đó, cán bộ, công chức nhà nước có quyền nhận thừa kế đối với mọi loại đất nông nghiệp và chỉ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp là đất trồng lúa.

Như vậy, trong trường hợp trên Ông A để thừa kế QSDĐ trồng lúa nước cho con gái mình là B – hiện là giáo viên trường THPT là đúng pháp luật.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !