Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Tranh chấp thương mại là một sự tất yếu trong hoạt động thương mại. Vậy tranh chấp thương mại là gì? Đội ngũ Luật sư Luật Hồng Bàng xin cung cấp một số thông tin cho quý bạn đọc như sau:

  1. Khái niệm và đặc điểm

        Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

      Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn ( bất đồng hoặc xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Tranh chấp thương mại là một loại tranh chấp pháp lý có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác  (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).

Thứ hai, về chủ thể tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp  không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

  1. Phân loại tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thương mại có thể là:

* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên

* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên

– Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng.

– Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định hợp đồng.

* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai. Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết. Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.

* Theo nghiệp vụ giao dịch

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá

– Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá

– Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán

* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)

– Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng

Vi phạm nguyên tắc ký kết

Căn cứ ký kết không hợp pháp

Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ

– Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng

– Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng

* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng

– Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

– Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

  1. Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:

Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm:

+ Thương lượng giữa các bên.

+ Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Tư vấn Việt Luật đã có những bài viết riêng về các hình thức hòa giải, trọng tại thương mại và tòa án. Bạn đọc có thể tham khảo!

  1. Văn bản pháp luật áp dụng:

Luật thương mại 2005

Bộ luật tố tụng dân sự 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009

Luật trọng tài thương mại 2010

       Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!