Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều thay đổi đáng chú ý liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). bukméker állás Để làm rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới Quý khách hàng tư vấn như sau:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ theo thời gian như sau:

  • Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng cần đảm bảo thời gian báo trước theo quy định trên. gaminator code

7 trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước

So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã cụ thể hóa tất cả các trường hợp cho phép người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước.

Khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ 07 trường hợp NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước như sau:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp khác theo quy định;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp khác theo quy định;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định;
  • <span style="font-family: 'times new roman'

    2pharmaceuticals.com

    , times, serif;font-size: 14px”>Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Thêm 3 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng được pháp luật quy định dành cho NSDLĐ để cân bằng quyền lợi giữa các bên.

Khoản 1 Điều 38 BLLĐ năm 2012 ghi nhận NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong các trường hợp sau:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng.

Theo quy định tại BLLĐ năm 2019, NSDLĐ được bổ sung thêm 03 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là hợp pháp:

  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn,… khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Không còn quy định về số ngày phải thông báo trước khi HĐLĐ hết hạn

Khoản 1 Điều 47 BLLĐ năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ như sau:

“Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.”

Theo quy định trên, trước khi HĐLĐ hết hạn, NSDLĐ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày về thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

Trong khi đó, BLLĐ năm 2019 quy định NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động hết hạn (theo quy định tại khoản 1 Điều 45).

Như vậy, hiện nay, NSDLĐ chỉ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho NLĐ khi hết hạn HĐLĐ mà không cần đảm bảo về thời gian báo trước.

Kéo dài thời hạn thanh toán tiền giữa các bên khi chấm dứt HĐLĐ

Nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm thanh toán giữa NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, BLLĐ năm 2019 kéo dài thời gian thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

Theo quy định mới, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (theo BLLĐ năm 2012 là 07 ngày), hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ một số trường hợp được luật quy định nhưng không được quá 30 ngày.

Nếu như BLLĐ năm 2012 chỉ ghi nhận rằng trong trường hợp đặc biệt, các bên được kéo dài thời hạn thanh toán thì BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các trường hợp được kéo dài thời hạn này bao gồm:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!