Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp thông tin cho quý khách hàng về Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn khi có tranh chấp đất đai xảy ra và phân biệt giữa hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn trong bài viết dưới đây!

  *Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận. Hòa giải không chỉ mang lại ý nghĩa cho Tòa án, cho bản thân những người có tranh chấp mà còn có ý nghĩa đối với trật tự xã hội.

Hòa giải thành có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, không những hạn chế được sự phiền hà tốn kém cho các bên có tranh chấp mà còn làm giảm bớt công việc đối với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp phù hợp với đạo lý tương thân tương ái của dân tộc, giữ được tình làng nghĩa xóm, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Việc hòa giải thành ở UBND thì Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kì phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân. Đồng thời thông qua hòa giải, các bên tranh chấp sẽ hiểu thêm về pháp luật và chính sách của Nhà nước đúng như lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Xét xử đúng là tốt nhưng không phải xét xử thì càng tốt”.

* Về hiệu quả của hòa giải tranh chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn trong thời gian qua trên thực tế:

Nhìn chung tại các địa phương, rất nhiều vụ việc tranh chấp đã được hòa giải thành góp phần rất tích cực trong việc ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, không để xảy ra những vụ việc mâu thuẫn, xích mích kéo dài dẫn đến những vụ việc trọng án có thể xảy ra. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như:

– Một số nơi việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải tiến hành còn chậm; hoạt động hoà giải chưa đồng đều, một số nơi còn mang tính hình thức; năng lực hòa giải viên một số nơi nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến kết quả hòa giải thành ở một số địa phương; một số vụ việc quá trình hoà giải chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn dẫn đến tình trạng mâu thuẫn kéo dài và phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hoặc thủ tục hành chính; kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải còn hạn chế nên việc chi cho các hoạt động hòa giải của các địa phương theo mức chi của tỉnh hầu như chưa thực hiện được.

– Trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp đất đai, cấp xã/phường thờ ơ không tổ chức hòa giải cho người dân. Một trong những lý do mà cán bộ cấp xã đưa ra là buộc người đi kiện phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhưng người dân không thể cung cấp được. Với các trường hợp tranh chấp đất đai cần phường/xã hòa giải phải làm đúng chức trách, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Nếu vụ việc đúng thẩm quyền, cán bộ không được từ chối, làm khó người dân.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do việc huy động nguồn lực cho công tác hòa giải ở cơ sở chưa được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải phải kiêm nhiệm nhiều việc; việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên; chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động hòa giải còn hạn chế.

Phân biệt giữa hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn

Tiêu chí Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn
1. Khái niệm Hòa giải được tổ chức ở xóm, thôn, ấp, tổ dân phố Do UBND xã, phường, thị trấn tổ chức nhằm giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương
2. Căn cứ pháp lý – Luật Đất đai 2013

– Luật Hòa giải cơ sở 2013

– Luật Đất đai 2013

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP

3. Phạm vi hòa giải – Tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư như mâu thuẫn, xích mích giữa các tvien trong gia đình, giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng

– Việc vi phạm này chưa đến mức bị xử lí bằng biện pháp hình sự hoặc hành chính

– Những tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được
4. Bản chất – Giải quyết trên cơ sở khuyến khích, thuyết phục các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau nhằm xóa bỏ mâu thuẫn, bất đồng, từ đó đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội => Xây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tương thân tương ái, giữ gìn đạo đức, tình làng nghĩa xóm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư – Thủ tục pháp lý có tính chất bắt buộc

– Một giai đoạn tiền tố tụng để GQTC đất đai của TAND hoặc CQHNCC có thẩm quyền

5. Người tiến hành hòa giải – Tổ hòa giải (từ 3 thành viên trở lên và phải có hòa giải viên nữ, với vùng nh đồng bào dtoc thiểu số thì phải có ng dân tộc thiểu số) – Hội đồng hòa giải (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã là chủ tịch hội đồng, Ddaij diện MTTQVN, Tổ tưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản buôn; đại diện 1 số hộ dân sinh sống lâu đời; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn)
6. Thủ tục, trình tự Không quy định Quy định trình tự, thủ tục tương đối chặt chẽ (thời hạn, phải lập thành biên bản có chữ ký…)

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn khi có tranh chấp đất đai xảy ra? Phân biệt giữa hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!