Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hiện tại việc nhập máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng được áp dụng theo quyết định 18/2019/QĐ-TTg, tuy nhiên riêng các loại máy móc, thiết bị ngành in thì vẫn được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Thông Tin Truyền Thông

Các loại máy in công nghiệp đã qua sử dụng hiện nay được nhập khẩu tương đối nhiều về Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1, điểm k khoản 2 điều 1 quyết định 18/2019/QĐ-TTg về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Quyết định này không áp dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau đây:
k) Máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã có văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.

Từ ngày 01/01/2023 theo nghị định 72/2022/NĐ-CP việc xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in cũ bị giới hạn số năm theo quy định như sau:

Loại thiết bị in Độ tuổi (không vượt quá)
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42) 10 năm
b) Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);
c) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); máy gấp sách (gấp giấy); máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); máy vào bìa các loại; máy kỵ mã liên hợp; dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy làm túi, bao hoặc phong bì; máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;
20 năm
d) Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43). 03 năm

Lưu ý: Đối với các trường hợp sử dụng máy in để phục vụ sản xuất kinh doanh thì đơn vị cần có tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in hoặc giấy phép hoạt động ngành in, trách việc bị phạt sau khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra.

Hồ sơ xin GPNK máy in đã qua sử dụng

Đối với máy thuộc danh mục cấp giấy phép nhập khẩu
– Tờ khai nhập khẩu thiết bị in
– Catalogue máy in xin giấy phép nhập khẩu
– Bản sao ĐKKD của công ty xin giấy phép nhập khẩu

Hồ sơ đối với máy không thuộc danh mục
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
– Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.