EVFTA là gì?
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu. الدومينو لعبة Đây là một hiệp định toàn diện và chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cân bằng cho cả Việt Nam và EU, có cân nhắc đến sự khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU là cơ hội song cũng là một thách thức với các doanh nghiệp Việt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. كتيب قوانين لعبة اونو Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề về mặt pháp lý để tránh những rủi ro trong quá trình tham gia hợp tác cũng như định vị thương hiệu trong khối EU.
Lợi ích từ các quy định về sở hữu trí tuệ trong EVFTA
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng là sẽ đáp ứng nhu cầu bảo hộ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thương mại của Việt Nam. EVFTA mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU.
Để khai thác được thị trường rộng lớn này, các doanh nghiệp cần nắm vững và đáp ứng các quy định về bảo hộ, khai thác, thực thi quyền sở hữu các tài sản trí tuệ và các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực SHTT, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền tại EU có mức chi phí khá cao; điều kiện để được bảo hộ khắt khe nên trên thực tế các DN khá e dè tính toán để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, sau khi gia nhập EVFTA thì việc chú trọng tới SHTT là điều không thể tránh khỏi, giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề tranh chấp mà mất rất nhiều chi phí để theo đuổi vụ việc cũng như ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, liên quan đến việc khai thác thị trường EU, việc 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (phần lớn là nông sản) được công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký đã mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Song để khai thác hiệu quả thị trường và cơ hội mà EVFTA mang lại, cần sự quan tâm sát sao hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương và nhất là của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài và tránh tình trạng tranh chấp thương hiệu, vi phạm bản quyền, nhãn hiệu.
Pháp luật các quốc gia đều cho phép cá nhân, pháp nhân nước ngoài được phép tiến hành đăng ký quyền SHTT, trong đó có nhãn hiệu. Do Việt Nam và EU đều tuân thủ theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên việc đăng ký trước khi đưa sản phẩm vào thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp, tránh các tranh chấp về nhãn hiệu không đáng có. Hiệp định EVFTA mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU. Tuy nhiên, để khai thác được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và đáp ứng các quy định về bảo hộ, khai thác, thực thi quyền sở hữu các tài sản trí tuệ và các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU. Bên cạnh đó, xu hướng về tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với những quy định về việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm minh hơn có thể khiến doanh nghiệp của Việt Nam nếu không nhận thức rõ nguy cơ, sẽ phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng. Do đó, chỉ khi nắm vững được các quy định pháp lý về mặt SHTT, các doanh nghiệp mới có thể đứng vững khi bước chân ra biển lớn, tham gia cuộc chơi chung toàn cầu.
Nguyên tắc chung về bảo hộ nhãn hiệu là nguyên tắc lãnh thổ, nhãn hiệu sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã được đăng ký và chấp thuận. Do đó, việc một nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam không đồng nghĩa với việc nhãn hiêu đó sẽ được bảo hộ tại thị trường EU và ngược lại. Pháp luật về SHTT ở hầu hết các quốc gia có sự tương đồng, tuy nhiên, sẽ vẫn có những yêu cầu đặc biệt về cả mặt hình thức lẫn nội dung để đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ. تحميل لعبة الطاولة Do đó, không chỉ khi đưa nhãn hiệu vào thị trường EU mà cả các thị trường quốc tế khác, doanh nghiệp cần nắm vững những quy định của các quốc gia nhằm đảm bảo việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp được thuận lợi.
Bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam
Cũng tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam, việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam cũng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Không ít doanh nghiệp nước ngoài khi đưa thương hiệu vào thị trường Việt Nam cũng phải đối mặt với khó khăn khi đã bị “Đăng ký trước”. Thủ tục hủy/chấm dứt hiệu lực của một văn bằng bảo hộ tại Việt Nam thường bị kéo dài (thông thường ít nhất khoảng 3 – 4 năm) nên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp.
Tình trạng hàng hóa giả mạo tại thị trường Việt Nam ngày càng diễn ra phổ biến, tinh vi hơn. Trong số đó, xuất phát từ tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng, lượng hàng hóa hóa giả mạo nhãn hiệu đối với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc xử lý vi phạm đối với hành vi sản xuất, mua bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mới chủ yếu dừng lại ở xử phạt hành chính. Tuy nhiên, mức xử phạt tối đa vẫn có thể được coi là “nhẹ”, tối đa 250 triệu đối với cá nhân và 500 triệu đối với pháp nhân. Mức phạt này được coi là chưa tương tích với mức thiệt hại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài.
Việc xử lý vi phạm có thể được tiến hành thông qua Tòa án. Tuy nhiên, việc xử lý tranh chấp tại tòa án hiện nay cũng đang gặp không ít vướng mắc, đặc biệt là thời gian xử lý chậm cũng như tính hiệu quả của vụ việc chưa cao và khả năng thực thi phán quyết của tòa án sau khi giải quyết tranh chấp cũng như hiệu quả nên gây ra rào cản tâm lý cho các doanh nghiệp ngại ngần khi theo đuổi các vụ việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!