Các hướng giải quyết chính đối với vi phạm bản quyền
Vi phạm bản quyền là dạng vi phạm phổ biến nhất liên quan đến sở hữu trí tuệ, khi thực hiện tự do thương mại, gia nhập WTO và EVFTA. Tranh chấp trong lĩnh vực này thường có hai hướng giải quyết chính:
Thứ nhất là bên bị vi phạm sẽ gửi cảnh báo cho bên nghi ngờ vi phạm về các hành vi xâm phạm. Sau khi nhận được cảnh báo, các bên có thể tiến hành thương lượng, hòa giải để bên bị nghi ngờ vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Con đường tự đàm phán giữa các bên là con đường tốt nhất (nếu thành công) để tránh được thiệt hại cho các doanh nghiệp vì tiết kiệm thời gian
, tránh việc kiện tụng tại tòa án.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể tiến hành bằng phương án trên. Do đó phương hướng giải quyết thứ hai là: nhờ đến sự can thiệp về mặt pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền. Tranh chấp lúc này được giải quyết theo một trình tự, thủ tục nhất định theo luật.
EVFTA đòi hỏi nghiêm khắc, trao quyền cao hơn cho các chủ thể thực thi (Đặc biệt tại biên giới) và chủ thể quyền, nâng cao mức trách nhiệm, biện pháp trừng phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm quyền. Vì vậy các doanh nghiệp khi đói diện với tranh chấp cần chuẩn bị cho mình cơ sở pháp lý vững chắc theo quy định của quốc gia sở tại để đảm bảo việc xử lý tranh chấp được giải quyết hiệu quả.
Đối với người tiêu dùng thì cần chủ động tìm kiếm từ các nguồn đáng tin cậy, các nguồn thông tin chính thức để hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, đảm bảo tiếp cận được với sản phẩm chất lượng, uy tín.
Trường hợp xảy ra tranh chấp đối với vấn đề luật Việt Nam chưa quy định
Không chỉ đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ và ở tất cả các lĩnh vực đều có thể xảy ra những tranh chấp mà luật chưa có quy định điều chỉnh hoặc có nhưng quy định chưa đầy đủ và rõ ràng. Lúc này nguyên tắc sẽ là áp dụng tương tự pháp luật, nghĩa là các quy định có bản chất tương tự để đối chiếu, áp dụng cách thức giải quyết giống như các quy định ấy. Ngoài ra, áp dụng án lệ (phán quyết đã có hiệu lực trước đây) cũng là một trong các cách giải quyết tranh chấp. Trong quá trình xét xử các tranh chấp, đặc biệt đối với những tranh chấp chưa có quy định cụ thể sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của thẩm phán.
Tính phù hợp của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Về cơ bản, Luật SHTT Việt Nam hiện hành đã khá tương thích với đa số các cam kết về SHTT trong EVFTA, ở cả 03 định chế lớn của chương về SHTT: các nguyên tắc chung về bảo hộ SHTT, các tiêu chuẩn bảo hộ SHTT và các yêu cầu về biện pháp thực thi tại biên giới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nhiều nghĩa vụ trong EVFTA đòi hỏi rất cao trong việc yêu cầu bảo hộ “đầy đủ” và “hiệu quả” trong khi thực tế thực thi bảo hộ SHTT ở Việt Nam hiện có nhiều bất cập và mức độ hiệu quả chưa cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả cảu công tác thực thi trên thực tiễn để đảm bảo thi hành hiệu quả các nghĩa vụ mà pháp luật Việt Nam “đã tương thích” là hết sức quan trọng.
Đối với các cam kết “chưa tương thích”, hiện chỉ có 4 cam kết mà pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ, bao gồm: quyền độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 Chỉ dẫn địa lý của EU liệt kê trong EVFTA; cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành; nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm.
Bên cạnh đó, một nhóm tương đối các cam kết trong EVFTA mà pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có quy định nhưng chưa hoàn toàn tương thích, bao gồm: một số quyền phải ghi nhận đối với người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; một số biện pháp bảo hộ chi tiết nhằm chống lại hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền hay các thông tin quản lý quyền; một số tiêu chuẩn bảo hộ mới đối với kiểu dáng công nghiệp; một số yêu cầu tăng cường thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong triển khai các biện pháp dân sự trong thực thi quyền SHTT.
Việt Nam đã có lộ trình để sửa đổi, bổ sung các điều khoản “Chưa tương thích” và “tương tích một phần” đối với EVFTA. Theo kế hoạch, Luật SHTT này cũng sẽ cần phải được sửa đổi, bổ sung một số quy định để phù hợp với Hiệp định CPTPP và theo đó sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 2 năm 2021 (do có thời gian chuyển đổi là 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực). Như vậy, trong thời gian từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực cho đến khi Luật sửa đổi của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009 chính thức có hiệu lực, các nghĩa vụ theo Hiệp định EVFTA sẽ được áp dụng trực tiếp thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA. Bên cạnh đó, những cam kết dự kiến đưa vào Nghị quyết của Quốc hội để áp dụng trực tiếp trong thời gian sửa Luật (cụ thể là các nội dung liên quan đến hiệu lực của nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, quy định liên quan đến kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là bộ phận của sản phẩm phức hợp, bù đắp cho chủ sở hữu sáng chế do chậm chễ trong thủ tục cấp phép đăng ký thuốc) sẽ được chi tiết hóa để bảo đảm việc thực thi được nhất quán, rõ ràng, thuận lợi.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!