Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. 4 gry kasyno Về lĩnh vực đầu tư, CPTPP là hiệp định được Việt Nam kí kết trong thời gian gần đây với những cam kết rất cao so với các hiệp định đã kí khác. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) là nội dung rất được quan tâm khi xem xét vấn đề đầu tư nước ngoài trong hiệp định CPTPP.
Điều kiện khởi kiện
Nhà đầu tư có quyền khởi kiện quốc gia tiếp nhận đầu tư ra trọng tài nếu đáp ứng sáu điều kiện sau:
Thứ nhất, tranh chấp không được giải quyết thành công bằng tham vấn trong vòng 6 tháng kể từ ngày bị đơn nhận được yêu cầu tham vấn bằng văn bản như quy định tại Điều 9.18.2 CPTPP. Theo quy định tại Điều 9.19 Chương 9 CPTPP:
“Nếu tranh chấp đầu tư không được giải quyết trong vòng 6 tháng kể từ ngày bị đơn nhận được yêu cầu tham vấn bằng văn bản theo Điều 9.18.2 (Tham vấn và Thương lượng):
(a) Nguyên đơn, nhân danh chính mình, có thể trình ra trọng tài theo Mục này khiếu kiện mà:
(i) bị đơn đã vi phạm: (A) nghĩa vụ theo Mục A; (B) chấp thuận đầu tư hoặc (C) hợp đồng đầu tư; và
(ii) nguyên đơn bị tổn thất hoặc thiệt hại bởi nguyên nhân hoặc do phát sinh từ vi phạm đó; và
(b) nguyên đơn, đại diện cho doanh nghiệp của bị đơn, là pháp nhân do nguyên đơn sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, có thể trình ra trọng tài theo Mục này khiếu kiện mà:
(i) bị đơn đó đã vi phạm: A) nghĩa vụ theo Mục A; (B) chấp thuận đầu tư hoặc (C) hợp đồng đầu tư; và
(ii) doanh nghiệp đó bị tổn thất hoặc thiệt hại bởi nguyên nhân hoặc do phát sinh từ vi phạm đó”.
Thứ hai, Tranh chấp còn trong thời hạn 3 năm 6 tháng kể từ ngày nguyên đơn biết hoặc cần biết về vi phạm của bị đơn (Điều 9.21 khoản 1 CPTPP);
“Không khiếu kiện nào được trình ra trọng tài theo Mục này nếu quá ba (3) năm sáu (6) tháng kể từ ngày nguyên đơn biết, hoặc cần phải biết về vi phạm bị cáo buộc theo Điều 9.19.1 (Trình Khiếu kiện ra Trọng tài) và việc nguyên đơn (đối với khiếu kiện theo Điều 9.19.1(a)) hoặc doanh nghiệp (đối với khiếu kiện theo Điều 9.18.1(b)) bị tổn thất hay thiệt hại.”
Thứ ba, Nguyên đơn đã gửi cho bị đơn thông báo về ý định khởi kiện bằng văn bản trước ngày khởi kiện ít nhất 90 ngày (Điều 9.19.3 CPTPP), thông báo này phải nêu rõ:
(a) tên và địa chỉ của nguyên đơn và tên, địa chỉ và nơi thành lập doanh nghiệp nếu khiếu kiện được trình nhân danh doanh nghiệp;
(b) với từng khiếu kiện, điều khoản của Hiệp định này, chấp thuận đầu tư, hay hợp đồng đầu tư bị cáo buộc vi phạm và bất kỳ điều khoản liên quan nào khác;
(c) cơ sở pháp lý và thực tế của từng khiếu kiện; và
(d) các biện pháp khắc phục và ước tính mức thiệt hại yêu cầu bồi thường.
Thứ tư, Bị đơn vi phạm các nghĩa vụ theo mục A Chương 9 CPTPP (Điều 9.19 khoản 1 CPTPP và Điều 2 CPTPP)
Thứ năm, Nguyên đơn bị tổn thất hoặc thiệt hại do hoặc phát sinh từ sự vi phạm nghĩa vụ của bị đơn theo Mục A Chương 9 CPTPP (Điều 9.19 khoản 1 và Điều 2 CPTPP);
Thứ sáu, Nguyên đơn gửi cho hội đồng trọng tài văn bản đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài theo thủ tục quy định tại CPTPP kèm theo văn bản khước từ quyền khởi kiện hoặc tiếp tục vụ kiện tại toà án hoặc cơ quan tài phán khác theo pháp luật của một bên thành viên hoặc bất kì thủ tục giải quyết tranh chấp nào khác (Điều 9.21 khoản 2 Chương 9 CPTPP).
Lựa chọn thủ tục trọng tài
CPTPP không có mô hình toà trọng tài thường trực. CPTPP không đưa ra quy trình tố tụng trọng tài riêng biệt để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư mà đã sử dụng các thủ tục tố tụng trọng tài thông dụng, uy tín trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hoặc thủ tục tố tụng khác do các bên thỏa thuận. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 9. legalne zaklady bukmacherskie polska 19 Chương 9 CPTPP, CPTPP cho phép các bên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo một trong bốn thủ tục trọng tài đó là:
- Công ước ICSID (Convention on the Settlement of Investment Disputes between States and Nationals of Other States) và Quy tắc về Thủ tục Tố tụng Trọng tài của ICSID, với điều kiện cả bị đơn và Quốc gia của nguyên đơn là thành viên của Công ước ICSID;
- Theo Cơ chế phụ trợ ICSID, với điều kiện bị đơn hoặc Quốc gia của nguyên đơn là thành viên của Công ước ICSID;
- Theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL; hoặc
- Theo thiết chế hoặc quy tắc trọng tài khác nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý .
Các bước giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư thông qua trọng tài
Bước 1: Thông báo về ý định (Notice of intent).
Nguyên đơn gửi bị đơn thông báo bằng văn bản về ý định của mình trình khiếu kiện ra trọng tài (“thông báo về ý định”) trước ngày khởi kiện ít nhất 90 ngày. Nội dung thông báo phải nêu rõ theo Điều 9.19.3 với nội dung như sau:
- Tên và địa chỉ của nguyên đơn và tên, địa chỉ và nơi thành lập doanh nghiệp nếu khiếu kiện được trình nhân danh doanh nghiệp;
- Với từng khiếu kiện, điều khoản của Hiệp định này, chấp thuận đầu tư, hay hợp đồng đầu tư bị cáo buộc vi phạm và bất kỳ điều khoản liên quan nào khác;
- Cơ sở pháp lý và thực tế của từng khiếu kiện; và
- Các biện pháp khắc phục và ước tính mức thiệt hại yêu cầu bồi thường.
Bước 2: Trình khiếu kiện ra trọng tài (Submission of a Claim to Arbitration)
Nguyên đơn trình khiếu kiện ra trọng tài (Nguyên đơn đưa tranh chấp ra trọng tài – thông báo trọng tài). Khiếu kiện được coi là đã trình ra trọng tài khi thông báo hay yêu cầu của nguyên đơn đưa tranh chấp ra trọng tài (“thông báo trọng tài”):
- Theo Công ước ICSID được chuyển đến Tổng Thư ký;
- Theo Quy tắc phụ trợ ICSID được chuyển đến Tổng Thư ký;
- Theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL được chuyển đến bị đơn cùng với tuyên bố khởi kiện kèm theo; hoặc
- Theo thiết chế hoặc quy tắc trọng tài khác lựa chọn tại khoản 4(d) được chuyển đến bị đơn.
Một khiếu kiện do nguyên đơn thực hiện lần đầu sau khi gửi thông báo trọng tài được coi là đã trình ra trọng tài theo Mục này vào ngày trọng tài nhận được theo quy tắc trọng tài áp dụng.
Nguyên đơn phải cung cấp cùng với thông báo trọng tài:
- Tên của trọng tài mà nguyên đơn chỉ định; hoặc
- Chấp thuận bằng văn bản của nguyên đơn về việc Tổng Thư ký chỉ định trọng tài.
Bước 3: Bên bị đơn gửi phản tố (counterclaim)
Khi bên nguyên đơn trình khiếu kiện ra trọng tài, bên bị đơn có thể đưa ra đơn phản tố (kiện ngược) nguyên đơn liên quan đến cơ sở pháp lý và thực tế của vụ kiện hoặc dựa vào chính khiếu kiện để giảm trừ đi nghĩa vụ với bên nguyên đơn (Theo quy định tại Điều 9.19.2)
Bước 4: Chấp thuận, đồng thuận của các bên về trọng tài (Consent of each party to arbitration)
Mỗi Bên chấp thuận việc trình khiếu kiện ra trọng tài theo Mục này phù hợp với Hiệp định này.
Việc chấp thuận tại khoản 1 và việc trình khiếu kiện ra trọng tài theo Mục này được coi là đáp ứng yêu cầu của:
- Chương II của Công ước ICSID (Quyền tài phán của Trung tâm) và Quy tắc phụ trợ ICSID về chấp thuận bằng văn bản của các bên tranh chấp;
- Điều 9 của Công ước New York về “thoả thuận bằng văn bản” và
- Điều I của Công ước Liên Châu Mỹ về “thoả thuận”.
Ngoài ra, Điều 9.21 quy định về một số điều kiện và hạn chế đối với chấp thuận của các bên (Conditions and limitations on consent of each party) như sau:
- Thứ nhất, không khiếu kiện nào được trình ra trọng tài nếu quá ba (03) năm sáu (06) tháng kể từ ngày nguyên đơn biết hoặc cần phải biết về về vi phạm bị cáo buộc theo điều 9.19.1 về trình khiếu kiện ra trọng tài (Submission of a Claim to Arbitration).
- Thứ hai, không khiếu kiện nào được trình ra trọng tài, trừ khi:
- Nguyên đơn chấp thuận bằng văn bản về trọng tài theo thủ tục được quy định tại hiệp định, và
- Thông báo trọng tài phải được gửi kèm một số văn bản về đơn khước từ (the claimant’s written waivers) sử dụng một cơ chế giải quyết tranh chấp của quốc gia khác theo quy định tại Điều 9.12.2(b) của hiệp định
Bước 5: Lựa chọn trọng tài (Selection of Arbitrators)
Trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác
, hội đồng trọng tài sẽ gồm 3 trọng tài, mỗi trọng tài sẽ do các bên tranh chấp chỉ định và trọng tài thứ ba là trọng tài chủ toạ, sẽ do các bên tranh chấp thống nhất chỉ định.
Nếu trọng tài không được thành lập trong vòng 75 ngày sau ngày khiếu kiện được trình ra trọng tài theo Mục này, Tổng Thư ký, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, sẽ chỉ định theo lựa chọn của mình trọng tài hoặc các trọng tài chưa được chỉ định. Tổng Thư ký sẽ không chỉ định công dân của bị đơn hay Quốc gia của nguyên đơn làm trọng tài chủ tọa trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. milenium zaklady online
Bước 6: Giải quyết tranh chấp
Trọng tài tham vấn các bên, xem xét các trình báo của các tổ chức, cá nhân không phải là bên tranh chấp. Trọng tài trong cơ chế ISDS của CPTPP sẽ áp dụng các quy định của CPTPP và các nguyên tắc của luật quốc tế để quyết định về vấn đề tranh chấp (Điều 9.25 Chương 9 CPTPP).
Đối với việc xác định địa điểm trọng tài (Điều 9.23.1), Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận về địa điểm xét xử của trọng tài theo quy tắc trọng tài áp dụng tại Điều 9.19.4 (Trình Khiếu kiện ra Trọng tài). Nếu các bên tranh chấp không đạt được thoả thuận, trọng tài sẽ quyết định địa điểm phù hợp với quy tắc trọng tài được áp dụng, với điều kiện địa điểm đó sẽ tại lãnh thổ của Quốc gia là thành viên của Công ước New York.
Hội đồng trọng tài có thể chấp nhận và xem xét các trình báo bằng văn bản liên quan đến vấn đề thực tế hoặc pháp luật thuộc phạm vi tranh chấp mà có thể giúp trọng tài đánh giá các trình báo và lập luận của các bên tranh chấp, từ các tổ chức, cá nhân không phải là bên tranh chấp nhưng có lợi ích đáng kể trong thủ tục trọng tài này sau khi tham vấn các bên tranh chấp (Điều 9.23.3 Chương 9 CPTPP).
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bị đơn có thể phản đối về việc tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Hội đồng trọng tài có thể xem xét và giải quyết vấn đề này nếu có căn cứ pháp luật rằng (i) Vụ kiện không phải là vụ kiện mà bên nguyên đơn có thể nhận được quyết định có lợi cho mình từ HĐTT theo Phán quyết trọng tài; hoặc (ii) Vụ kiện không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, việc xem xét của hội đồng trọng tài không phương hại đến thẩm quyền của hội đồng trọng tài (Điều 9.23.4)
Bước 7: Đưa ra phán quyết
Theo quy định tại Điều 9.29.1, khi đưa ra phán quyết cuối cùng, trọng tài có thể phán quyết độc lập hoặc kết hợp với:
- thiệt hại bằng tiền và lãi suất áp dụng và
- hoàn trả tài sản, trong trường hợp này phán quyết có thể quy định bị đơn có thể thanh toán thiệt hại và lãi suất áp dụng thay cho việc hoàn trả tài sản.
Phán quyết chỉ quyết định về yêu cầu bồi hoàn đối với thiệt hại hoặc tổn thất đã phát sinh cho nhà đầu tư của một bên.
Bước 8: Thi hành phán quyết
Theo quy định tại Điều 9.29 của hiệp định, việc thi hành phán quyết trọng tài cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phán quyết trọng tài chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và theo các trường hợp cụ thể (Điều 9.29.7).
Thứ hai, một bên tranh chấp không yêu cầu thực thi phán quyết trọng tài đến tận khi (Điều 9.29.9):
- Đối với phán quyết cuối cùng theo công ước ICSID:
(i) sau 120 ngày kể từ ngày ra phán quyết và không bên tranh chấp nào đề nghị sửa đổi hay hủy bỏ phán quyết; hoặc
(ii) thủ tục sửa đổi hay hủy bỏ đã hoàn tất;
- Đối với phán quyết trọng tài theo Cơ chế phụ trợ của ICSID, Quy tắc trọng tài UNCITRAL, hoặc các quy tắc khác được lựa chọn theo Điều 9.19.4 (d):
(i) sau 90 ngày kể từ ngày ra phán quyết và không bên tranh chấp nào khởi động thủ tục sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ phán quyết; hoặc
(ii) toà án đã bác bỏ hoặc cho phép gửi đơn sửa đổi, đình chỉ hay huỷ bỏ phán quyết và không có yêu cầu xét lại.
Thứ ba, mỗi Bên sẽ tổ chức thực thi phán quyết trên lãnh thổ của mình (Điều 9.29.10)
Thứ tư, nếu bị đơn không tuân thủ hoặc chấp hành phán quyết cuối cùng, khi nhận được yêu cầu của bên là quốc gia của nguyên đơn, Hội đồng trọng tài sẽ được thành lập theo Điều 28.7 (Thành lập Hội đồng trọng tài). Bên yêu cầu có thể tìm kiếm trong thủ tục tố tụng đó:
- Quyết định về việc không tuân thủ hay chấp hành phán quyết cuối cùng là trái với các nghĩa vụ của Hiệp định này; và
- Phù hợp với Điều 28.17 (Báo cáo Ban đầu), khuyến nghị về việc bị đơn phải tuân thủ hay chấp hành phán quyết cuối cùng (Điều 9.29.11)
Thứ năm, một bên tranh chấp có thể yêu cầu bảo đảm thi hành phán quyết trọng tài theo Công ước ICSID, Công ước New York, hoặc Công ước liên Châu Mỹ cho dù có hay không thực hiện các thủ tục theo khoản 11 (Thành lập hội đồng trọng tài nếu một bên không tuân thủ hoặc chấp hành phán quyết) (Điều 9.29.12).
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.