Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Khám sức khỏe đối với thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ là yêu cầu bắt buộc của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Vậy, hành vi trốn không đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào ? Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể mức xử phạt đối với hành vi không không đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
  • Nghị định 37/2022/NĐ_CP;
  • Thông tư 95/2014/TT-BQP

1. Lịch khám nghĩa vụ quân sự là khi nào?

Theo khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Do đó, năm 2022, thời gian khám nghĩa vụ quân sự sẽ diễn ra từ ngày 01/11/2022 đến hết này 31/12/2022.Với đợt gọi công dân nhập ngũ lần hai thì thời gian khám sức khỏe sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trường hợp sau khi có kết quả khám sức khỏe, công dân có sức khỏe loại 3 bị khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.

2. Không đi khám nghĩa vụ quân sự, phạt bao nhiêu?

Theo nội dung trên có thể thấy, nếu không đi khám nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền. Vậy cụ thể là phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
    + Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
    + Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
  • Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Lý do chính đáng là một trong các lý do dưới đây (căn cứ theo Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP):

– Người phải thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự (bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp…) đang bị ốm nặng.

– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở.

3. Không đi khám nghĩa vụ quân sự, có bị phạt tù không?

Tại Điều 332 quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp:

– Chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;

– Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi:

– Không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự;

– Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ;

– Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Đối chiếu với những quy định cụ thể như đã phân tích ở trên, Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định về hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”, do vậy không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”.

Nội dung này cũng được nêu ra và giải đáp trong mục 11 phần I Công văn 5887/VKSTC-V14 ngày của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.