Cụm từ doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế xuất đã không còn quá xa lạ trong nền kinh tế thị trường. Nhưng không phải ai cũng biết doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp chế xuất là gì? Vai trò và tác động của nó như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng nguồn vốn này. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có định danh rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.
Hiện doanh nghiệp FDI hiện phân thành hai loại là:
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và đối tác nước ngoài.
Doanh nghiệp sẽ được gọi là doanh nghiệp FDI khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mà không phân biệt số vốn góp đó là bao nhiêu. Hiện tại trên thị trường, doanh nghiệp FDI khá phổ biến và đây như là một cách để chủ đầu tư làm đa dạng, phong phú thêm các mô hình kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cao.
Có thể thấy được ở Việt Nam, hình thức doanh nghiệp này đã khiến thị trường kinh tế cạnh tranh và sôi nổi hơn. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới và cải cách các hoạt động kinh doanh để phù hợp với nhu cầu hiện nay.
Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI hay gặp là:
- Đối tác thành lập công ty Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam.
Các hình thức đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ được chia thành loại liên doanh, ngang hoặc dọc:
- FDI theo chiều dọc: Đây là những hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư được mua lại hoặc thành lập ở nước ngoài.
- FDI theo chiều ngang: Nhà đầu tư sẽ tiến hành thiết lập cùng một loại hình hoạt động kinh doanh tại nước ngoài khi hoạt động tại nước sở tại.
- FDI liên doanh là hình thức một cá nhân hay một công ty đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không có các hoạt động kinh doanh đến nước sở tại.
Thế nào là doanh nghiệp chế xuất?
Khác với những doanh nghiệp cung cấp và phân phối thì doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên về việc sản xuất hàng hóa để giúp cho dịch vụ phân phối hàng hóa có được một lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyển sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Căn cứ vào Nghị định số 114/2015 sửa đổi, bổ sung điều 21 Nghị định số 29/2008 và Nghị định số 164/2013 quy định về hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì có một số quy định chung về khu chế xuất như sau:
Theo quy định mới, khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Doanh nghiệp chế xuất và Doanh nghiệp FDI có gì giống và khác nhau
Giống nhau
Xét về tư cách pháp lý doanh nghiệp (DN) chế xuất và DN có vốn đầu tư nước ngoài đều là những DN thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, phải tuân theo các qui định của pháp luật Việt Nam. Các vấn đề về ưu đãi thuế, các quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành, hoạt động của 2 loại hình doanh nghiệp này phần lớn là như nhau. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt.
Khác nhau
2 loại hình doanh nghiệp trên có một số khác biệt sau: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, khi thay đổi các nội dung liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; phải có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Khác với doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải theo các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp chế xuất, các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư buộc phải đáp ứng những điều kiện nhất định trước khi thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. Theo như quy định của nhà nước, một doanh nghiệp chế xuất hiện nay là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất, hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp và khu kinh tế. Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh nội địa thì phải lập chi nhánh sản xuất nằm ngoài doanh nghiệp và khu chế xuất để kinh doanh riêng, không được kinh doanh chung dưới quyền của doanh nghiệp chế xuất. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một phần nội địa và một phần xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.