Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 20/11/2012 ban hành;
- Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất Bản;
- Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.
Cơ quan có thẩm quyền
Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách như thế nào?
- Đối với tác giả
Giai đoạn 1: Tìm nhà xuất bản phù hợp
Do nhà xuất bản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép xuất bản sách, nên nhà xuất bản được xem là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm rà soát nội dung; đề xuất bản thảo và chịu trách nhiệm khi có sai sót với cơ quan quản lý nhà nước.
Việc tìm nhà xuất bản phù hợp là điều vô cùng cần thiết, bởi hiện nay có rất nhiều nhà xuất bản được cấp phép xuất bản sách, tuy nhiên, tùy từng thể loại, nội dung của sách mà tác giả cần cân nhắc lựa chọn nhà xuất bản nào là phù hợp.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Theo đó, tác giả cần cung cấp bản thảo bao gồm những thông tin sau:
- Tên tác phẩm;
- Tên tác giả (dịch giả, nếu là sách dịch phải có bản quyền);
- Nội dung tóm tắt tác phẩm;
- Số trang;
- Khuôn khổ;
- Lần xuất bản;
- Số lượng in;
- Thông tin về đối tác đăng ký (Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Thông tin này chỉ cần gửi một lần duy nhất);
- Dự kiến in tại nhà in;
Ngoài ra, tác giả cũng cần chuẩn bị và đăng ký bản quyền bản quyền tác giả với Cục Sở hữu trí tuệ để khẳng định mình sở hữu những tác phẩm này.
Giai đoạn 3: Kiểm duyệt và thiết kế
Nhà xuất bản sẽ phân công nhân sự để tiến hành thẩm định nội dung cuốn sách và đồng ý cấp giấy phép xuất bản. Sau khi được cấp giấy phép xuất bản sách, dữ liệu cuốn sách được đánh máy; và trình bày lại theo khổ sách được chọn in để in ra; và chuyển đến nhà in theo số lượng đã được đăng ký in trước đó. Bên cạnh đó, một công việc quan trọng không kém đó là tiến hành thiết kế bìa sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và ấn phẩm.
Giai đoạn 4: Lưu chiểu và phát hành sách
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng sẽ phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản sách; sau thời hạn ít nhất 07 ngày sách không phát sinh có vấn đề gì thì nhà xuất bản có lệnh phát hành sách; khi đó sách mới được phát hành.
- Đối với nhà xuất bản
Nhà xuất bản cần thực hiện thủ tục Cấp giấy xác nhận đăng ký xuất bản như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ.
Nộp 01 bộ hồ sơ bằng một trong các cách thức sau: Nộp trực tiếp, qua hệ thống bưu chính, hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến bộ phận một cửa của Cục Xuất bản, In và Phát hành, bao gồm:
- Giấy đăng ký xuất bản, trong đó tóm tắt nội dung về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin theo mẫu Giấy đăng ký xuất bản;
- Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.
Bước 2. Xử lý hồ sơ
– Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Cục Xuất bản, In và Phát hành theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
– Trong quá trình xác nhận đăng ký, Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
Bước 3. Trả kết quả.
Hết thời hạn xử lý nêu trên, Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp Giấy xác nhận đăng ký xuất bản.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.