1.Căn cứ pháp lý
– Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tín dụng
– Nghị định 57/2016 sửa đổi bổ sung điều 7 nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năn 2010 của chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.
– Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
– Thông tư 23/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 16/2010/TT-NHNN
– Thông tư 27/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 16/2010/TT-NHNN
2.Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng
– Có hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Có tối thiểu 02 đường truyền số liệu, trong đó mỗi đường truyền được cung cấp bởi 01 nhà cung cấp dịch vụ, để đảm bảo duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;
+ Có trang thiết bị công nghệ thông tin phù hợp với mặt bằng công nghệ của hệ thống tổ chức cấp tín dụng và có khả năng tích hợp, kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;
+ Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, thực hiện dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay;
+ Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;
+ Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 04 giờ làm việc.
– Có vốn Điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.
– Có người quản lý doanh nghiệp và thành viên Ban kiểm soát đáp ứng các Điều kiện sau:
+ Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
+ Đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh
Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
+ Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, Điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
+ Đối với thành viên Ban kiểm soát
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, công nghệ thông tin.
- Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này.
- Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.
- Có văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau đây:
+ Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;
+Thời gian, địa Điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;
+ Nguyên tắc, phạm vi, Mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;
+ Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;
+ Trách nhiệm của các bên trong việc Điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;
+ Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;
+ Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;
+ Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;
+ Hiệu lực của văn bản thỏa thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận;
+ Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.”
3.Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
- a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2010/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có) bao gồm:
- i) Điều lệ của doanh nghiệp;
- ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng;
iii) Danh mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng;
- iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn điều lệ của doanh nghiệp;
- v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp;
- vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan;
vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
- ix) Văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết cung cấp thông tin tín dụng.
Số lượng hồ sơ: 05 bộ
4.Trình tự thực hiện
Bước 1:
Nộp hồ sơ đến Cơ quan Thành tra giám sát ngân hàng
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; làm đầu mối, phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, Cục Công nghệ tin học, Vụ Pháp chế thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Bước 2:
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ , đầy đủ của hồ sơ
Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, các đơn vị tham gia thẩm định phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Bước 4:
Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ ý kiến thẩm định của các đơn vị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tổng hợp ý kiến, soạn thảo văn bản trình Thống đốc ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy chứng nhận.
Thời gian thực hiện: 30 ngày làm việc
5.Dịch vụ tại Luật Hồng Bàng
– Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận
– Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
– Tiến hành soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Theo dõi hồ sơ và trả lời yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng
– Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước và giao tận tay khách hàng
Phí dịch vụ: Hãy liên hệ với Công ty Luật Hồng Bàng để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí thấp nhất
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn chi tiết:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email : lienheluathongbang@gmail.com
Trân trọng!