Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc đang có nguy cơ lan rộng, thì Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bắt đầu có hiệu lực ở 7 quốc gia được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế khu vực và Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam. tippmix élő eredmények
Sau đây, Luật Hồng Bàng xin được đưa ra các tư vấn về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi mẫu CPTPP.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- Thông tư 05/2018/TT-BCT Quy định về xuất xứ hàng hóa
- Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Trình tự thực hiện
Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.
Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www. civil kaszinó online ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
- Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
- Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung);
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
- Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).
Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O
Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O (Mẫu số 03 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
Hồ sơ đề nghị cấp C/O lần đầu:
- Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
- Mẫu C/O mẫu CPTPP đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019)
- Mẫu C/O mẫu CPTPP đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020) và Mẫu Tờ khai bổ sung C/O (nếu có) (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020);
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường hợp cần thiết
, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân đề nghị cấp C/O nộp bổ sung các chứng từ thương mại dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu mua bán/sản xuất trong nước.
Cơ quan có thẩm quyền
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.