Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Theo quy định tại Luật công nghệ cao 2008 và Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thì dự án đầu tư vào khu công nghệ cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:  

“1. Lĩnh vực hoạt động của dự án phải thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định tại Điều 5 Luật Công nghệ cao, bao gồm:

a) Công nghệ thông tin;

b) Công nghệ sinh học;

c) Công nghệ vật liệu mới;

đ ) Công nghệ tự động hóa;

2. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ  thuộc Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;

b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn;

c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;

d) Góp phần  nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

3. Chi cho nghiên cứu – phát triển của dự án

a) Tổng chi cho nghiên cứu – phát triển được thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm hoặc chi hoạt động nghiên cứu – phát triển thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 1% tổng doanh thu hàng năm.

b) Nội dung chi nghiên cứu – phát triển và nội dung chi hoạt động nghiên cứu – phát triển được quy định  tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN .

4. Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia nghiên cứu – phát triển của dự án phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án.

5. Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu sau: sản xuất trên dây chuyền được chuyên môn hóa và tổ chức theo phương pháp tự động hóa, trong đó có ít nhất 1/3 (một phần ba) số lượng thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; được bố trí trong không gian làm việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành (ví dụ như ISO 9000/2001, CMM hoặc GMP, v.v.); phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính.

7. Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương”.

Như vậy, so với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao, các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì khu công nghệ cao là một khu vực đặc thù, được lập ra để đáp ứng mục tiêu phát triển các ngành công nghệ cao, đồng thời dự án đầu tư vào khu công nghệ cao cũng nhận được nhiều ưu đãi hơn các dự án ngoài khu công nghệ cao nên pháp luật cũng quy định điều kiện chặt chẽ hơn với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.