Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Luật bảo vệ môi trường 2020;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
I, Thu mua, kinh doanh phế liệu là gì
Khoản 27 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
“Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.”
II, Điều kiện kinh doanh phế liệu
Để kinh doanh, thu mua phế liệu, trước tiên cần phải đăng ký doanh nghiệp kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phế liệu theo các mã ngành:
- 3830: Tái chế phế liệu;
- 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
Ngoài ra, đây là ngành nghề có nhiều mối nguy hại với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Nên để kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật.
2.1 Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, cá nhân/tổ chức nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
– Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
– Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
– Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
– Ký quỹ bảo vệ môi trường
– Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, cá nhân tổ chức nhập khẩu phế liệu cần đáp ứng các điều kiện khác về phế liệu được nhập khẩu khác theo quy định pháp luật hiện hành.
2.2, Điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh phế liệu
– Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề kinh doanh phế liệu);
– Thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường. Tiến hành lập và đăng ký xác nhận vào những đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
– Giấy xác nhận về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
– Có đủ kho bãi đạt chuẩn để chứa phế liệu.
III, Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Thương nhân đăng ký doanh nghiệp kinh doanh, thu mua phế liệu chuẩn bị hồ sơ theo quy định Nghị định 01/20a21/NĐ-CP.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông.
+ Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức tham gia góp vốn
+ Quyết định về góp vốn thành lập công ty (nếu có).
- Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ
- Trong vòng 03 ngày làm việc, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trả lời người nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ, thông báo thay đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi thành lập xong, doanh nghiệp cần gửi bản “KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” lên UBND Huyện/Quận để được xét duyệt và đi vào hoạt động.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.