Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo

Pháo hoa là gì?

Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Điều kiện nghiên cứu, sản xuất pháo hoa vào dịp lễ, Tết

Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất pháo hoa;
  • Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
  • Có nội quy ra, vào tổ chức, doanh nghiệp, phương án bảo đảm an ninh, trật tự; kiểm soát phương tiện, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra, vào tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức lực lượng bảo vệ 24/24 giờ;
  • Có nội quy, trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức lực lượng, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố cháy, nổ và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
  • Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý nguyên liệu, phế thải và xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ; không để rò rỉ, phát tán độc hại ra môi trường; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
  • Địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm;
  • Phải có phương tiện, thiết bị phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt;
  • Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm phải có nhãn hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
  • Người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.

Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa

Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa bao gồm:

  • Người quản lý;
  • Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa;
  • Người được giao quản lý kho pháo hoa.

Nội dung huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa

Các nội dung huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa bao gồm:

  • Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
  • Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa;…
  • Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
  • Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
  • Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
  • Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
  • Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
  • Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
  • Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.

(Khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP)

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Hồng Bàng liên quan đến Điều kiện nghiên cứu, sản xuất pháo hoa dịp Tết. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của Luật Hồng Bàng, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: infor@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!