Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

1. Tạm ứng cổ tức là gì?

Tạm ứng cổ tức là việc các cá nhân, tổ chức (cổ đông) của công ty cổ phần xác định được phần trăm giá trị cổ tức mà bản thân họ được nhận, và họ xin được tạm ứng cổ tức vì những lý do nhất định. Ta có thể hiểu, tạm ứng cổ tức là cổ động tạm ứng phần lợi nhuận mà đáng lẽ mình được hưởng theo thực tiễn hoạt động của công ty. Tạm ứng cổ tức là hoạt động diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Thực tế, cổ tức là quyền lợi mà các cổ động dĩ nhiên được hưởng. Do đó, việc họ có mong muốn tạm ứng cổ tức là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Như đã đề cập ở trên, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khoảng thời gian này, khi công ty cổ phần chưa thanh toán cổ tức cho cổ đông, cổ đông có quyền được yêu cầu tạm ứng cổ tức theo đúng quy định của pháp luật. Tất nhiên, việc tạm ứng cổ tức này cũng cần phải đảm bảo theo những yêu cầu nhất định cụ thể mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong một số trường hợp, tạm ứng cổ tức phải được xác lập dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể. Nếu không thỏa mãn, cổ đông sẽ không thể thực hiện tạm ứng cổ tức.

4. Những quy định tạm ứng cổ tức mới nhất 2023

4.1 Điều kiện doanh nghiệp tạm ứng cổ tức

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020:

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngay trong bản chất, ý nghĩa của cổ tức cũng đã thể hiện rõ điều này. Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông. Như vậy, chỉ khi đảm bảo thực hiện xong hoạt động đóng thuế, cơ quan doanh nghiệp mới xác định được rõ phần lợi nhuận mà công ty được hưởng. Đây chính là những giá trị cổ tức. Nếu không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, khoản lợi nhuận mà công ty có được không thể được xem là lợi tức, và công ty cổ phần sẽ không thể trả hay cho tạm ứng đối với cổ đông.

+ Thứ hai, công ty đã thực hiện trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Trong quá trình hoạt động, cũng giống như các loại hình công ty khác, công ty cổ phần cũng phải đáp ứng việc chi trả cho những khoản phí cụ thể nhất định. Những khoản phí này được xem là yêu cầu cần để các hoạt động vận hành của công ty được diễn ra khách quan, cụ thể và đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, khi thu về lợi nhuận, công ty phải thực hiện nộp quỹ công, thanh toán vào những khoản đầu tư đã lỗ trước đó. Sau khi hoàn thành, lợi nhuận dư ra (cổ tức) mới được chia đều cho các cổ đông. Nếu không nộp quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ, công ty sẽ không thể thanh toán cổ tức cho cổ đông hay cho cổ đông tạm ứng cổ tức.

+ Thứ ba, ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trong quá trình vận hành, công ty cổ phần luôn phải chịu những khoản vay nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn định, bình thường.

Những khoản vay này giống như một vòng tuần hoàn. Cổ đông sẽ vay để bù vào những khoản đầu tư cần thực hiện. Khi có được lợi nhuận, công ty cổ phần phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Đây là yêu cầu bắt buộc. Nếu không thực hiện, cổ tức sẽ không được thanh toán hay tạm ứng. Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể như trên, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tạm ứng cổ tức.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thanh toán cổ tức như sau: ” Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Tức thời gian để thực hiện thanh toán cổ tức là 6 tháng.

Trong khoảng thời gian này, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

Như vậy, chỉ khi đảm bảo được những yêu cầu như trên, công ty mới đủ điều kiện thanh toán cổ tức cho cổ đông, hay thực hiện tạm ứng cổ tức vào những trường hợp đặc biệt.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.