Hiện nay, vợ chồng có con dưới 36 tháng tuổi quyết định ly hôn không phải điều hiếm gặp. Liệu có phải con dưới 36 tháng tuổi bắt buộc được mẹ nuôi dưỡng không? Cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi nào? Đây là một số thắc mắc mà chúng tôi nhận được trong thời gian gần đây. Để giúp quý khách hiểu thêm về những quy định pháp luật về vấn đề quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn, Luật Hồng Bàng xin cung cấp tư vấn như sau:
1.Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“1.Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Quyết định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên sự đảm bảo quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi rất cần sự quan tâm của người mẹ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con dưới 36 tháng tuổi cũng được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con trong trường hợp sau:
Trường hợp 1: Cha mẹ có thỏa thuận để cha chăm sóc con mà điều này phù hợp với lợi ích của con. Muốn giữa cha và mẹ có thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con cái sau ly hôn và quyết định này phù hợp với sự phát triển của con thì tòa án nên tôn trọng quyết định này, tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.
Trường hợp 2: Tuy rằng các bên không thỏa thuận được, nhưng người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì con có thể do cha nuôi dưỡng. Có thể thấy, việc quyết định giao quyền nuôi dưỡng con cho ai đều nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Nên việc người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì không nên để mẹ chăm sóc con mà nên giao cho cha chăm sóc.
Trên đây là những ý kiến tư vấn về vấn đề mà quý khách hàng quan tâm.
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email: Lienheluathongbang@gmail.com