Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Khoản 12 Điều 4 Luật hải quan Việt Nam 2014 đưa ra định nghĩa : “Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.”

Ngoài ra, tại Điều 12 Luật này, việc thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, cùng với một số công việc khác được quy định là nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam.

Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan (tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và các đơn vị tương đương. Pháp luật quy định hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

Như vậy, Luật  chỉ quy định một cách chung nhất rằng cơ quan hải quan có thẩm quyền kiểm tra hải quan, đồng thời đây là nhiệm vụ của cơ quan hải quan, mà không quy định rõ là cơ quan hải quan nào có thẩm quyền. egy kínai bukméker meggyilkolása teljes film

Quy trình kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 

Việc kiểm tra hồ sơ hải quan được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật hải quan 2014, Điều 27 Nghị định 08/2015/ NĐ-CP, Điều 23, Khoản 1 Điều 24 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 39/2018. 

Về hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan

Kiểm tra hồ sơ được thực hiện theo hai hình thức là kiểm tra hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan và được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật hải quan 2014.

Về mức độ kiểm tra

  • Hình thức và mức độ kiểm tra được xác định căn cứ vào:
    • Quy định của pháp luật hải quan về kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
    • Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, kết quả phân tích thông tin, đánh giá chấp hành pháp luật về hải quan của tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
    • Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
    • Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC phân loại doanh nghiệp thành 3 loại doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp không tuân thủ. Hệ thống tự động đánh giá tuân thủ doanh nghiệp dựa trên các thông tin về doanh nghiệp được cập nhật vào hệ thống trên cơ sở tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp. Theo đó, khi hàng hóa được phân vào luồng Xanh sẽ thông quan ngay; luồng Vàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ; luồng Đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

  • Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan: Công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. 
  • Đối với các chủ hàng khác: Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.                
  • Kiểm tra việc khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, kê khai thuế, căn cứ kê khai thuế.

Kết thúc kiểm tra chi tiết hồ sơ, lãnh đạo Chi cục quyết định thông quan hàng hoá hoặc quyết định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá, quyết định tham vấn giá, quyết định trưng cầu giám định hàng hoá. nem mukodo sportfogadas

Phân biệt kiểm soát hải quan và kiểm tra hải quan

Thời hạn kiểm tra hồ sơ hải quan

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 23 Luật hải quan 2014 quy định:

2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

  • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;”

Có thể thấy đây là thời gian hợp lý để có thể kiểm tra hồ sơ hải quan vừa không làm mất quá nhiều thời gian cho chủ hàng thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Thẩm quyền kiểm tra hồ sơ hải quan

Điều 31, Luật hải quan 2014 quy định: “Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa, thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.”

Điều 23, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “1.Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan thông qua Hệ thống về việc nộp, xuất trình một đến toàn bộ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa

2.Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.”

Như vậy, chi cục trưởng chi cục hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, quyết định hình thức mức độ kiểm tra, quyết định thay đổi hình thức và mức độ kiểm tra khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. 

Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan

Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 32 Luật hải quan quy định: “Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Thứ nhất, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, đối chiều nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Thứ hai, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. nyerögépes játékok ingyen letöltése

Thứ ba, kiểm tra việc tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong quá trình kiểm tra chi tiết hồ sơ bởi công chức hải quan, nếu phát hiện sự không chính xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn

antibiotici-acquista.com

, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.