Nhiều người lao động không phải ngay từ đầu tháng đã ký hợp đồng lao động với Công ty mà giữa tháng họ mới bắt đầu ký hợp đồng lao động hoặc trong một tháng làm việc người lao động vì việc riêng, ốm đau mà không thể làm việc tròn tháng, việc đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào trong trường hợp này? Hiểu được những vướng mắc của khách hàng, Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng tư vấn về việc tham gia bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc không tròn tháng.
1.Cơ sở pháp lý
Quyết định 595/QĐ-BHXH quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nại lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Quy định của pháp luật liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động không làm tròn tháng
Căn cứ vào khoản 4,5,6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên“
Theo quy định trên, thì người sử dụng lao đông và người lao động phải căn cứ vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương hoặc số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau hoặc số ngày nghỉ việc hưởng chế độ thai sản rồi mới quyết định tháng đó có phải tham gia bảo hiểm hay không. Không có bất kỳ một quy định nào cho phép không làm tròn tháng là căn cứ không tham gia bảo hiểm.
Trên đây là những ý kiến tư vấn về vấn đề mà quý khách hàng quan tâm.
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG
Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575
Email: Lienheluathongbang@gmail.com