Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không ít các doanh nghiệp có các nhu cầu liên quan đến việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Để thực hiện được những công việc đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục và trả lệ phí theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Hồng Bàng sẽ đưa ra các nội dung cụ thể liên quan đến lệ phí bổ sung ngành nghề kinh doanh năm 2022.

Bổ sung ngành, nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành, nghề kinh doanh là hoạt động của doanh nghiệp thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thêm vào danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp những ngành nghề khác mà doanh nghiệp chưa đăng ký trước đó.

Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh không có điều kiện

Trong trường hợp, doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp tiến hành theo thủ tục bổ sung thông thường là tra mã số ngành nghề theo mã ngành 4 số và thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh vào hồ sơ.

Ví dụ: Sau khi vào danh sách ngành, nghề kinh doanh cấp 4, trong trường hợp doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành, nghề đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa thì doanh nghiệp có thể tìm đến mã 4 số và bổ sung vào hồ sơ như sau:

4610   Đại lý môi giới hàng hóa
  46101 Đại lý bán hàng hóa
  46102 Môi giới mua bán hàng hóa
  46103 Đấu giá hàng hóa

Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Trong trường hợp ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp muốn bổ sung là ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp trước hết phải đáp ứng được các điều kiện về mức vốn pháp định hoặc đáp ứng đủ điều kiện hành nghề được quy định rõ trong các văn bản pháp luật.

VD: nếu doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng) thì phải tăng mức vốn điều lệ công ty lên 20 tỷ trước, sau đó mới thực hiện các thủ tục bổ sung ngành nghề này.

–         Nếu là doanh nghiệp có 100% vốn trong nước thì chỉ cần thực hiện theo thủ tục bổ sung ngành nghề kinh trên giấy chứng nhận doanh nghiệp (thủ tục này đơn giản hơn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

–         Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cần thực hiện bổ sung trên hai văn bản: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối chiếu ngành nghề kinh doanh đó có phù hợp với nội dung cam kết gia nhập của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) hay không. Sau khi kiểm tra, xem xét phù hợp với các quy định đó thì mới được phép thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh phù hợp với cam kết.

Các chi phí khi thực hiện bổ sung ngành, nghề kinh doanh?

Theo quy định tại thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/08/2019 của Bộ Tài chính  về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, các chi phí đã được quy định rõ ràng trong biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo văn bản pháp luật. Cụ thể như sau:

–         Mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp (việc thay đổi hoặc dự kiến thay đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp cũng được coi là đăng ký doanh nghiệp) là: 50.000 đồng/lần.

–         Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trong đó: Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho các bên cung cấp dịch vụ pháp lý nếu không có thời gian tìm hiểu và thực hiện các trình tự, thủ tục pháp luật. Thông thường, chi phí dịch vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ sẽ giao động trong khoản từ 300.000 – 500.000 đồng.

Thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh công ty

Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm có:

–         Thông báo của người đại diện pháp luật về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.

–         Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh (tài liệu này chỉ áp dụng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần, công ty Hợp danh, Không áp dụng đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn một Thành viên, doanh nghiệp tư nhân).

–         Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc của Hội đồng quản trị về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

–         Các văn bản, chứng chỉ tương ứng đi kèm (Đối với việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị trước danh sách ngành, nghề kinh doanh mà dự tính bổ sung, nếu doanh nghiệp cần tra cứu có thể tham khảo trong danh mục ngành, nghề kinh doanh đã được giới thiệu ở trên để áp vào hồ sơ.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh theo biểu mẫu ban hành trong văn bản pháp luật

Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh tại Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả giấy xác nhận bổ sung ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp khi thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đồng thời phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật dữ liệu ngành nghề kinh doanh dự tính bổ sung trên hệ thống dữ liệu thông tin doanh nghiệp đã đăng ký.

Công bố nội dung thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp thay đổi nội dung của địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty).

* Lưu ý: Thời hạn thực hiện công việc công bố nội dung thay đổi ngành nghề kinh doanh là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới. Nếu không tuân thủ đúng thời hạn này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Lệ phí bổ sung ngành, nghề kinh doanh. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!