Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai nghĩa vụ cơ bản:
(i) chi trả tiền hàng;
(ii) nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.
Nghĩa vụ nhận hàng
Theo quy định tại điều 50 Công ước Viên 1980 thì nghĩa vụ nhận hàng của bên mua được thể hiện ở hai hành vi
, đó là: sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.
“Ðiều 50:
Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.”
Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, người mua phải tiến hành chuẩn bị mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi…nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhận hàng. Việc người mua phải thực hiện hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng không những thể hiện sự tận tâm mẫn cán của người mua đối với nghĩa vụ của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện việc giao hàng của mình. Khi bên bán đưa hàng đến địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.
Nghĩa vụ thanh toán
Nghĩa vụ thanh toán theo đúng giá cả của hàng hóa.
Theo quy định tại điều 55 Công ước Viên 1980 thì: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán theo giá cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về giá của hàng hóa thì giá của hàng hóa sẽ được xác định bằng cách suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàng như vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thương mại tương tự.
Vấn đề cũng được quy định tương tự tại điều 5. قمار 1.7 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 theo đó: khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như (trừ chỉ dẫn ngược lại) đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự, hoặc nếu không có mức giá này thì hướng tới mức giá hợp lí. Tuy nhiên Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thực sự đã đi xa hơn Công ước Viên 1980 khi quy định rằng: khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lí thì một mức giá hợp lí sẽ thay thế dù cho hợp đồng có quy định ngược lại.
Nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm quy định
Theo quy định tại điều 57 Công ước Viên 1980 thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
“Ðiều 57:
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:
a. Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:
b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.
2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết. لعبة الشيش ”
Nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn
Theo quy định tại điều 58 Công ước Viên 1980 thì bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hàng hoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng thì người bán có thể gửi hàng đi và với điều kiện là hàng hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa chưa giao cho người mua nếu người mua chưa thanh toán tiền. Như vậy trong trường hợp này người mua có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian hợp lí để nhận được hàng.
Nói chung về nghĩa vụ thanh toán của người mua thì Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 có nhiều quy định cụ thể, ngoài các quy định tương tự như Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc còn quy định thêm các vấn đề như: công cụ thanh toán, đồng tiền thanh toán, khấu trừ từ các khoản thanh toán, đây thật sự là những quy định rất quan trọng vì thực tiễn thanh toán quốc tế là một vấn đề khá rắc rối, tuy nhiên do không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích vấn đề này.
Tóm lại, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo lập quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia kí kết, các bên sẽ thực hiện hợp đồng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở tính ràng buộc và hiệu lực của hợp đồng; các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng những gì mà hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng quy định. Trường hợp ngược lại, trách nhiệm sẽ được đặt ra đối với bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Phần tiếp theo của loạt bài về đề tài, tác giả sẽ phân tích về vấn đề này. لعبه القمار
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.