Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Quy định về thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu. melyik a legjobb fogadoiroda Rút khỏi liên danh có được rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng? ingyen online gaminátor játékok Chuyển nhượng phần công việc còn lại cho thành viên liên danh?

Liên danh trong hoạt động đấu thầu là một hình thức thường xuyên được sử dụng bởi các nhà thầu. Trong liên danh đấu thầu có 2 hoặc nhiều nhà thầu cùng tham dự thầu nhưng phải bảo đảm phải có 1 thành viên đứng đầu liên danh. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về quy định thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu và những vấn đề pháp lý có liên quan, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát các vấn đề cơ bản của thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu, một số căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnhvấn đề này.

Thứ nhất, quy định về thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu

Hiện nay, theo quy định của pháp luật không đưa ra điều kiện nhất định cụ thể như năng lực, kinh nghiệm… của một nhà thầu trong số các nhà thầu trong liên danh chiếm tỷ lệ bao nhiêu % thì được làm thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu. Nên bất kỳ một công ty nào cũng có thể làm thành viên đứng đầu liên danh. Tuy nhiên, giữa các thành viên liên danh phải thỏa thuận thống nhất ý kiến để một nhà thầu đứng đầu liên danh cũng như quy định rõ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên trong liên danh.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11. Bảo đảm dự thầu của Luật đấu thầu năm 2013 có hướng dẫn:

“Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.”

Có thể thấy thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu có thể phải làm những hồ sơ, thực hiện trình tự, thủ tục công việc nhiều hơn so với các nhà thầu còn lại. Đối với nhà thầu liên danh, tùy vào từng trường hợp cụ thể đơn dự thầu có thể được từng thành viên trong liên danh ký tên đóng dấu hoặc dựa trên hợp đồng liên danh hoặc thỏa thuận liên danh để cho thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn. Nhà thầu liên danh có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đưa ra, thành viên liên danh tự làm bảo đảm dự thầu hoặc thông qua thành viên đứng đầu liên danh, thành viên đứng đầu liên danh liên hệ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng hợp pháp để nộp thư bảo lãnh dự thầu.

Hợp đồng liên danh, thỏa thuận liên danh của các nhà thầu phải được lập thành văn bản được tất cả các người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của từng thành viên liên danh đóng dấu, ký tên lần lượt theo thứ tự ghi trong thỏa thuận. Không chỉ riêng nhà thầu với tư cách độc lập, các nhà thầu liên danh không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nhà thầu liên danh bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu năm 2013. tippmix mobil eredmények

Thứ hai, rút khỏi liên danh có được rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng là một chế tài, biện pháp pháp lý mà Luật đấu thầu năm 2013 cho phép bên chủ đầu tư, bên mời thầu áp dụng đối với nhà thầu chính kể cả nhà thầu liên danh nhằm yêu cầu bên nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình như từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 66 Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hướng dẫn các trường nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”

Trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng thì một khi nhà thầu liên danh đã ký kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực mà thành viên liên danh rút khỏi thì sẽ bị coi là từ chối thực hiện hợp đồng, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết hoặc nhà thầu vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng do chậm tiến độ nhưng bảo đảm thực hiện hợp đồng hết hạn mà cố tình không chịu gia hạn.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.