Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo vệ môi trường 2020;
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

I, Đánh giá môi trường chiến lược là gì?

– Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến mội trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

II, Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của vùng kinh tế- xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt;

– Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên;

– Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy mô quốc gia cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;

– Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng trên, trừ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường.

III, Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  • Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  • Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
  • Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  • Môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hôi của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược quy hoạch, kế hoạch.
  • Đánh gia sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá dự báo xu hướng tiêu cực và tích cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  • Đánh giá dự báo xu hướng tác động biến đối khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  • Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
  • Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực, tích cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  • Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.

IV, Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Bước 1: Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

– Đối tượng thực hiện: Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch.

– Đánh giá môi trường: Chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

– Trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.

Bước 2: Gửi hồ sơ thẩm định đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định

Phương thức: Có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện; Gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

  • Hồ sơ thẩm định bao gồm:

+ 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

+ 09 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

+ 09 bản dự thảo chiến lược, quy hoạch.

Bước 3: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Báo cáo Đức được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất 09 thành viên.

Nội dung thẩm định Báo cáo ĐMC gồm:

– Cơ sở pháp lý được sử dụng;

– Các phương pháp được sử dụng;

– Các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường liên quan đến chiến lược, quy hoạch nêu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

– Các vấn đề môi trường chính đã được dự báo, nhận dạng khi triển khai thực hiện;

– Các đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;

– Các đánh giá, dự báo xu hướng tác động biến đổi khí hậu;

– Các giải pháo được đề xuất duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;

– Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược, quy hoạch được đề xuất bổ sung, điều chỉnh; các vấn đề môi trường đã được thực hiện nhưng chưa được điều chỉnh;

– Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích.

  • Thời hạn thông báo kết quả thẩm định: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

V, Lập hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện được các yếu tố như:

+ Quá trình thẩm định;

+ Kết quả đạt được;

+ Những tồn tại cơ bản;

+ Đề xuất, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

  • Hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:

– 01 văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

– 01 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; 01 bản giấy dự thảo chiến lược, quy hoạch.

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được hoàn chính, cơ quan có thẩm quyền báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

VI, Phê duyệt báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Cơ quan thẩm định có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt về kết quả thẩm định báo cáo trong thơi hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm định hoàn chỉnh.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.