Một số người khi có tiền dư thừa, nhàn rỗi sẽ đưa vào đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, một số người lại muốn chọn giải pháp an toàn là sẽ đem số tiền đó gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng để lấy lãi. Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, người dân sẽ được tổ chức này cấp cho cuốn sổ tiết kiệm. Nhiều người vẫn chưa phân biệt được sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá theo quy định hiện nay. Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu qua bài viết sau!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 01/2012/TT-NHNN
- Thông tư 16/2022/TT-NHNN
Giấy tờ có giá là loại giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:
- Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.
Theo đó, giấy tờ có giá được hiểu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá bao gồm: Giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.
Điều kiện của giấy tờ có giá
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về điều kiện của các loại giấy tờ có giá hiện nay như sau:
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về các loại giấy tờ có giá hiện nay như sau:
- Các loại giấy tờ có giá bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
d) Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
đ) Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
e) Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
g) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, ngoài các giấy tờ được nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. Vì vậy, sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.