Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Các câu hỏi liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại không?
Có. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty TNHH hoàn toàn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần không?
Có. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần mà không có sự hạn chế như trước ngày 01/01/2021.
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp có bị thay đổi không?
Không. Mã số doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên như mã số cũ của doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi. Mã số doanh nghiệp của hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp được lấy từ mã số thuế của hộ kinh doanh.
Khi thực hiện chuyên đổi loại hình công ty có phải xác nhận nghĩa vụ thuế hay quyết toán thuế không?
Không, vì doanh nghiệp mới được chuyển đổi vẫn kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải phát hành lại hóa đơn giá trị gia tăng không?
Không, doanh nghiệp chỉ cần làm thông báo điều chỉnh thông tin doanh nghiệp tới cơ quan thuế.
Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
- Doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp ứng đủ các điều kiện của loại hình doanh nghiệp đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân
Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho một hoặc một số cá nhân khác và tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới.
Chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên.
Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại
Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên
- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
- Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.
Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
- Kết hợp phương thức.
Trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần
Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần thông qua phương thức sau
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác; hoặc
- Kết hợp các phương thức khác nhau để đảm bảo số lượng cổ động của công ty cổ phẩn tối thiểu là ba cổ động.
Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên là tổ chức sang công ty TNHH một thành viên là cá nhân (trong trường hợp tổ chức chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân khác).
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hinh doanh nghiệp
- Không có quy định về công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được
- Công ty có từ dưới 2 thành viên thì không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần
- Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định
Trình tự tiến hành: Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:
- Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)
- Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
- Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực
- Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự
- Kèm theo một số giấy tờ:
- Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.