Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

1. Bán buôn, bán lẻ là gì?

Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ. Theo đó có thể hiểu bán buôn là  hoạt động bán hàng cho thương nhân, tổ chức khác không bao gồm bán trực tiếp cho người mua để sử dụng vào mục đích tiêu dùng sinh hoạt của các nhân, gia đình.

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Theo đó thì cũng có thể hiểu hoạt động bán lẻ là hoạt động trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình.

 

2. Điều kiện cấp phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài?

– Trường hợp 1: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

+ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

+  Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp 2: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

+ Điều kiện:  Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;  Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên

+ Đáp ứng tiêu chí: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực hoạt động; khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

-Trường hợp 3: Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

+  Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp thứ 4: hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên

+ Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau: Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;  Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

+  Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

3. Điều kiện để chấp thuận cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải đảm bảo :

– Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

– Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.

– Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.

– Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam,

– Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

 

4. Trình tự thủ tục đăng ký quyền phân phối bán buôn, bán lẻ.

Hồ sơ đăng ký quyền phân phối bán buôn, bán lẻ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ( mẫu 04 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP)

– Bản giải trình có nội dung sau:

+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện theo quy định; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bản lẻ nếu có; giấy phép kinh doanh

– Bản giải trình các tiêu chí ENT trong trường hợp phải thực hiện ENT

 

Thủ tục đăng ký quyền phân phối bán buôn, bán lẻ

Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh;

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sở công thương chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công tỉnh

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung Tâm hành chính công tỉnh trả kết quả cho cá nhân , tổ chức.

Khi nộp hồ sơ thì bạn có thể tiến hành nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc nộp qua bưu điện hay là qua cổng dịch vụ công tỉnh.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.