Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Mở thầu là gì

Mở thầu là một sự kiện có tính chất quan trọng trong qui trình tổ chức đấu thầu, và được tổ chức công khai với sự tham gia của các nhà thầu cùng các bên có liên quan. Thời điểm và địa điểm sự kiện mở thầu được qui định rõ trong hồ sơ mời thầu.

Mở thầu thường được thực hiện ngay sau khi đóng thầu, hoặc sau thời điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu đến địa điểm mở thầu. Để đảm bảo tính an toàn cho việc bảo quản hồ sơ dự thầu, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu được bố trí rất gần hoặc cùng với địa điểm mở thầu.

Thủ tục mở thầu theo quy định của pháp luật

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về trình tự mở thầu như sau:

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay trong vòng 01 giờ. Chỉ mở hồ sơ bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ. Trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt;

Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu; theo trình tự sau đây:

  • Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận có hoặc không thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
  • Kiểm tra niêm phong;
  • Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá; thời gian có hiệu lực của hồ sơ; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
  • Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu; các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Phải được gửi cho các nhà thầu tham dự;

Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu; thỏa thuận liên danh; bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.