1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ và sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp của mình.
Mỗi một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời là một chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh trong một công ty hợp danh khác.
Điều này cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát các loại hình chứng khoán cũng như kêu gọi vốn để thành lập hoặc mua cổ phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì điều kiện để thành lập được doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện chung cũng như điều kiện riêng theo quy định như sau;
Về điều kiện chung:
- Tên doanh nghiệp không được trùng với doanh nghiệp khác, không gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác trên cả nước.
- Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương.
- Ngành nghề kinh doanh phải là những ngành nghề không bị cấm và không vi phạm đạo đức.
- Vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân đảm bảo vốn pháp định đối với ngành nghề yêu cầu.
- Có nguồn vốn đầu tư chính xác…
Về điều kiện riêng:
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành loại chứng khoán nào.
- Doanh nghiệp tư nhân duy nhất do một cá nhân làm chủ và mỗi một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
- Không được kêu gọi vốn góp thành lập hoạch mua cổ phần vốn góp trong công ty khác.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm đặc trưng khác biệt hoàn toàn với loại hình doanh nghiệp khác được pháp luật quy định.
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Về hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân như: CCCD, CMND hoặc hộ chiếu.
- Giấy cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội)
Về thủ tục thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục trên.
Người thành lập doanh nghiệp hay người được uỷ quyền thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau đây:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính.
- Nộp qua phương thức bưu chính viễn thông.
- Nộp qua cổng thông tin điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
– Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh sau khi nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao giấy biên nhận, phòng đăng ký kinh doanh nhập chính xác và đầy đủ thông tin có trong hồ sơ sau đó, kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ và tiến hành số hóa vào trong hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ được tiếp nhận và nhập thông tin vào hệ thống thông tin của quốc gia khi đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các giấy tờ được quy định trong Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Tên doanh nghiệp đã được điền trong đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Đã đóng đủ các loại phí, lệ phí theo quy định.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc sai sót về tên doanh nghiệp tư nhân yêu cầu đăng ký không đúng với quy định, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung trong thời gian 03 ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện và phải từ chối thực hiện thủ tục này thì Phòng kinh doanh phải ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho người đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với trường hợp nộp qua thư điện tử
Người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân sử dụng tài khoản cá nhân để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và tiến hành ký xác nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký trực tuyến, người nộp hồ sơ nhận giấy biên nhận qua cổng thông tin điện tử.
Phòng đăng ký kinh doanh cấp chứng nhận trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện và thông báo cho người thành lập doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc có sai sót thì phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản cho người đăng ký để yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả từ Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư.
Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giấy tờ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp tư nhân.
Sau khi hoàn thành hồ sơ và được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện việc công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Thời hạn để thực hiện là 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp quá thời hạn 30 ngày mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin doanh nghiệp theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!