Căn cứ pháp lý
- Luật khám chữa bệnh 2009
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP
1, Điều kiện thành lập thẩm mỹ viện
Để thành lập thẩm mỹ viện cần Có giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa, để được cấp Giấy phép hoạt đông phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện cần đáp ứng các điều kiện như:
1.1 Điều kiện cơ sở vật chất
– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
– Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh;
– Có buồng lưu người bệnh;
– Các điều kiện khác tuỳ theo phạm vi chuyên môn đăng ký;
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật, bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật;
– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử ty dụng cụ y tế sử dụng lại. trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại; hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng
– Có đủ điện, nước, các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh
1.2 Điều kiện về trang thiết bị y tế
– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
– Phòng khám tư vấn sức khoẻ hoặc phòng tư vấn sức khoẻ qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông bắt buộc phải có trang thiết bị y tế; nhưng phải có đủ các phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
1.3 Điều kiện về nhân sự
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ:
+ Thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó
+ Hoặc có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở;
– Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
2, Hồ sơ xin phép hoạt động thẩm mỹ viện
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép hoạt động;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với thẩm mỹ viện có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của thẩm mỹ viện;
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của thẩm mỹ viện;
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại thẩm mỹ viện nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh thẩm mỹ viện đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Thẩm mỹ viện đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thủ tục Nộp hồ sơ: Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của thẩm mỹ viện nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở y tế tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ viện. Thời gian xin cấp giấy phép thành lập thẩm mỹ viện dự kiến 90 ngày làm việc.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.