Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 88/2012/NĐ-CP

 

Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam gồm:

– Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài hoặc của người được người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài ủy quyền theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

– Bản chụp Giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của cơ quan báo chí nước ngoài đã được hợp pháp hóa, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

– Thông tin cơ bản về cơ quan báo chí nước ngoài.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam cho cơ quan báo chí nước ngoài nếu được chấp thuận.

Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài được thực phép đặt trụ sở ở đâu?

Căn cứ khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động của Văn phòng thường trú như sau:

Hoạt động của Văn phòng thường trú

3. Văn phòng thường trú được phép đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến sẽ đặt Văn phòng thường trú.

Văn phòng thường trú được phép cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở Văn phòng thường trú sau khi được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú đề nghị cử phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên thường trú tại các địa phương.

Khi có nhu cầu cử phóng viên thường trú tại địa phương khác của Việt Nam, cơ quan báo chí nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Thành phần hồ sơ tương tự như hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú làm việc tại Văn phòng thường trú quy định lại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú, Bộ Ngoại giao đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng thường trú dự kiến cử phóng viên thường trú cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan báo chí nước ngoài.

4. Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú 30 ngày trước khi chính thức hoạt động tại trụ sở đó. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú, Văn phòng thường trú phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.

Theo đó, Văn phòng thường trú được phép đặt trụ sở tại Hà Nội hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến sẽ đặt Văn phòng thường trú.

Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú 30 ngày trước khi chính thức hoạt động tại trụ sở đó.

Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng thường trú, Văn phòng thường trú phải thông báo trước cho Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày làm việc.

Để được cử phóng viên sang hoạt động tại Văn phòng thường trú thì Cơ quan báo chí nước ngoài cần làm gì?

Theo Điều 8 Nghị định 88/2012/NĐ-CP thì cơ quan báo chí nước ngoài có đề nghị cử phóng viên thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú gồm:

– Văn bản đề nghị cử phóng viên thường trú của người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài hoặc người được người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài ủy quyền theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

– Thông tin cá nhân của người được cử làm phóng viên thường trú.

– Bản chụp hộ chiếu của người được cử làm phóng viên thường trú.

– Nếu người được cử làm phóng viên thường trú là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ từ thời điểm được chấp thuận làm phóng viên thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có văn bản thông báo ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm phóng viên thường trú.

Trường hợp cần có thị thực, phóng viên nước ngoài đến cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài để hoàn tất thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.