Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Theo Luật doanh nghiệp thì các loại hình công ty, doanh nghiệp được phân ra như sau: Công ty TNHH 1 Thành Viên, Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp Danh. Và Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng các tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp. Sau đây LUẬT HỒNG BÀNG xin tổng hợp các loại hình doanh nghiệp hiện này và phân tích chi tiết những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình công ty, doanh nghiệp, với những kiến thức chuyên môn về pháp luật kết hợp cùng với kinh nghiệm thực tế khi làm việc với hàng nghìn công ty, doanh nghiệp để giúp cho Quý khách có thể lựa chọn được loại hình phù hợp và chính xác nhất với điều kiện kinh doanh thực tế của mình.

I. Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên do một người hoặc một tổ chức làm chủ duy nhất. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

  • Ưu điểm của Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu công ty tnhh một thành viên duy nhất có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

  • Nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên

Khó huy động vốn trực tiếp. Nếu huy động thêm vốn phải chuyển đổi sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. Công ty không được phát hành cổ phần.

II. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp, trong đó Chủ sở hữu có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng thành viên tối thiểu là hai và không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật doanh nghiệp 2014. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

  • Ưu điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Có tư cách pháp nhân. Nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Số lượng thành viên công ty tnhh hai thành viên trở lên từ 2 (hai) đến 50 (năm mươi) nên khá linh động khi huy động vốn, thêm thành viên.

  • Nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Công ty không được quyền phát hành cổ phần. Các thành viên công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty mà phải thông qua Bộ máy hành chính của doanh nghiệp và quyết định của các bộ phận trong bộ máy này. Chế độ góp vốn, chuyển nhượng vốn được pháp luật quy định chặt chẽ hơn vì chế độ hữu hạn trong trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Giới hạn thành viên góp vốn công ty, nhiều nhất là 50 (năm mươi) thành viên.

III. Công ty cổ phần

Là Doanh nghiệp trong đó Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân (số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa) sở hữu cổ phần. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng trong 03 năm đầu tiên đối với cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

  • Ưu điểm của công ty cổ phần 

Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Số lượng cổ đông lớn và không bị hạn chế. Cơ cấu vốn linh doạt, dễ huy động nguồn vốn lớn. Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

  • Nhược điểm của công ty cổ phần

Cổ đông công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty mà phải thông qua Bộ máy quản trị và quyết định của các bộ phận trong bộ máy này. Không hạn chế cổ đông nên có công ty số lượng cổ đông rất lớn. Việc quản lý, điều hành công ty phức tạp hơn, mọi quyết định sách lược phải được đảm bảo đúng về thủ tục lẫn nội dung theo Điều lệ, quy định nội bộ và pháp luật. Chế độ góp vốn, chuyển nhượng được pháp luật quy định chặt chẽ hơn vì chế độ hữu hạn trong trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

IV. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

  • Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp chủ động trong việc quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhận tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác và cũng giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc theo pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác.

  • Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm loại hình này đầu tiên là không có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn (không chỉ tài sản của doanh nghiệp mà tất cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân) đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh

V. Công ty Hợp danh

Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

  • Ưu điểm của Công ty hợp danh

Có tư cách pháp nhân để làm việc với đối tác. Thành viên hợp danh được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. Tài sản của công ty hợp danh tách bạch với tài sản của cá nhân thành viên công ty.

  • Nhược điểm của Công ty hợp danh

Các thành viên Hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.Thành viên hợp danh bị hạn chế quyền: không được quyền làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại. Loại hình này tuy được quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng trên thực tế không được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr. Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

Công ty Luật Hồng Bàng./.