Theo quy định pháp luật thì việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự (Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành). Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Vay mượn tài sản là giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh… Nếu bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố … hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Nếu bên vay và bên cho vay có tình cảm đặc biệt, có niềm tin đến mức không cần phải thế chấp thì bên cho vay phải chịu rủi ro trong trường hợp bên vay tiền mất khả năng thanh toán.
Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp mất khả năng thanh toán thì bên cho vay gần như không còn cơ hội lấy lại tài sản. Nếu bên cho vay khởi kiện tới tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì tòa án cũng chỉ tuyên một bản án dân sự là buộc bên vay tiền phải trả nợ đối với khoản vay theo thỏa thuận của các bên. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án đó thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bên vay tiền để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay… nếu khi đó bên cho vay không còn tài sản nào có thể xử lý để thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng “đành chịu” như vậy thì bên cho vay chịu rủi ro với khoản nợ đó.
Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự – Người vay tiền bị “bỏ tù” nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt); Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự (vay, mượn hợp, gửi giữ…) pháp thì dùng thông tin gian dối, thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự vay mượn hợp pháp thì bỏ trốn (công an khu vực, bố mẹ, chồng, vợ, anh chị em ruột…không ai biết ở đâu) nhằm chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự;
+ Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
Những trường hợp này sẽ bị xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự: Khởi tố, Điều tra – truy tố – Xét xử.