Vốn chủ sở hữu là gì? Hiện nay pháp luật quy định như thế nào về vốn chủ sở hữu? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ trình bày, giải thích cụ thể về Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định.
1. Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
2. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hay các cổ đông trong công ty cổ phần
Để tiến hành một hoạt động kinh doanh sản xuất các chủ sở hữu sẽ phải góp vốn để cùng nhau thực hiện. Khi lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động này sẽ được chia cũng như thua lỗ thì cùng chịu.
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong công ty hay trong doanh nghiệp.
Nguồn vốn này khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hay phá sản sẽ được dùng để thanh toán cho các chủ nợ trước tiền, sau đó tài sản còn lại mới được chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp của họ.
Vốn chủ sở hữu phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty liên doanh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần,
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Vốn chủ sở hữu cũng còn được gọi là “cổ phần thông thường”.
Đây là nguồn vốn thu được từ việc phát hành cổ phần của một công ty và người mua cổ phần có quyền bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị tại đại hội cổ đông hàng năm và tham gia phân phối lợi nhuận dưới dạng cổ tức.
3. Vốn chủ sở hữu gồm những dạng nào?
Vốn chủ sở hữu gồm những dạng: Vốn góp, lợi nhuận từ kinh doanh, vốn từ nguồn khác, chênh lệch đánh giá tài sản.
- Vốn góp: Vốn góp được hiểu là số vốn thực tế của các cổ đông và được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Tài sản của vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu….Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, thời gian phải đăng ký cổ phần góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ kinh doanh: Đây là yếu tố được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận mà sau khi đã trừ chi phí. Đó là khoảng chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động.
- Vốn từ nguồn khác: Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn bằng cách phát triển vốn ban đầu, phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ ngân hàng, phát hành trái phiếu…
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Chênh lệch đánh giá tài sản là các con số phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá tài sản cố định, bất động sản, các hàng tồn kho… vào bảng kế toán. Do đó, khi hoạch định vào bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp cần đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên của công ty.
4. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.
Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có số vốn nhất định được hình thành từ nhiều nguồn vốn hoàn toàn khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì vốn hoạt động do Nhà nước cấp hoặc đầu tư thì chủ sở hữu vốn là Nhà nước
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp thì các thành viên này là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty cổ phần vốn được hình thành từ các cổ đông vậy chủ sở hữu vốn là các cổ đông.
- Đối với công ty hợp danh vốn được tạo ra do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp lại, do đó các thành viên này là chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh ít nhất phải có 2 người hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản là thành viên hợp danh, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mà họ góp vào công ty.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân vốn là do chủ doanh nghiệp đóng , do đó chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp, cá nhân hoặc chủ hộ gia đình. chịu trách nhiệm toàn bộ số tài sản của mình.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh vốn được hình thành do các thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân…. vậy chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn. Việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.
5. Cách xác định vốn chủ sở hữu
Ta có cách tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Trong đó:
- Tài sản bảo gồm như đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hoá, hàng tồn kho và các khoản thu nhập khác.
- Nợ phải trả là số tiền vay để kinh doanh và các chi phí khác.
Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định pháp luật
Do vậy, vốn sở hữu chính là điều kiện đầu tiên để hình thành và quyết định các doanh nghiệp có thể được thành lập và đi vào hoạt động.
Nó cũng phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn khác nhau tùy thuộc vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó.
6. Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành mà công ty chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.