I, Căn cứ pháp lý
- Luật thuỷ sản số 18/2017/QH14;
- Thông tư 25/2018/TT-BNNPTMT;
- Thông tư 01/2022/TT-BNNPTMT.
II, Các trường hợp nhập khẩu thuỷ sản sống không cần đánh giá rủi ro
Trong trường nhập khẩu thuỷ sản sống không cần đánh giá rủi ro bao gồm: Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nhập khẩu thuỷ sản sống để nghiên cứu khoa học, nhập khẩu thuỷ sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển .
III, Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống không cần đánh giá rủi ro
1, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí:
– Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;
– Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT;
– Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ thủy sản sống trong 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; bản sao biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu bất kỳ thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
2, Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;
– Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT;
– Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
3, Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuỷ sản sống để trung bày tại hội chợ, triển lãm
– Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;
– Bản chính giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT.
IV, Thủ tục cấp phép nhập khẩu thuỷ sản sống trong trường hợp không phải đánh giá rủi ro
1, Nộp hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ tới Tổng cục Thuỷ sản bằng phương thức trực tiếp, nộp trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện
2, Thời gian thực hiện
-Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 25/2018/TT/BNNPTNT ngày 15/11/2018) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 25/2018/TT/BNNPTNT ngày 15/11/2018) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT/BNNPTNT ngày 15/11/2018.
– Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Hồng Bàng liên quan đến Cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống trong trường hợp không phải đánh giá rủi ro. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của Luật Hồng Bàng, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: infor@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!