1. Các trường hợp phải xin phép đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định pháp luật trong Luật Đầu tư năm 2020 thì các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều thuộc trường hợp phải xin phép đầu tư thông qua việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
– Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
– Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với một số dự án đầu tư, trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục xin chấp nhận chủ trương đầu tư từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như:
– Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
– Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
2. Những ngành nghề nào được phép đầu tư ra nước ngoài ?
Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Trước tiên nhà đầu tư phải lưu ý là không được phép đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề đã bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Đây thường là những ngành nghề có tính nguy hiểm hoặc vì lý do đặc thù nên nhà đầu tư không được phép thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Vậy những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài này được quy định ở đâu. Những ngành nghề này được quy định trong các văn bản:
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư và các Điều ước quốc tế có liên quan.
– Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó thì nhà đầu tư cũng cần lưu lý là khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề có điều kiện. Những ngành nghề đầu tư có điều kiện gồm có: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình; Kinh doanh bất động sản.
3. Những tài sản nào được dùng để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài ?
– Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
– Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
– Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
– Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
+ Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
+ Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.
+ Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
+ Các tài sản hợp pháp khác.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
4.1 Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư nộp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các văn bản tài liệu như sau:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư nước ngoài có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
– Đối với doanh nghiệp Nhà nước cần nộp kèm Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài;
– Các tài liệu liên quan khác theo quy định tại Điều 75 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
4.2. Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư nộp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm các tài liệu sau:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư;
– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng;
– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư nước ngoài có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
– Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
– Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ thì Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài trong thời hạn như sau:
– Đối với dự án thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư nước ngoài: thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
– Đối với dự án không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài: thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!