Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

1. Quyền tác giả là gì? 

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

2. Đối tượng đăng ký quyền tác giả 

2.1 Tác phẩm

  • Tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Được thể hiện bằng bất kỳ hình thức và bằng phương tiện nào;
  • Không phân biệt nội dung giá trị hay hay không hay, có giá trị hay không có giá trị;
  • Không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

2.2 Tác phẩm phái sinh

  • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
  • Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.

2.3 Cuộc biểu diễn

  • Bao gồm cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này; Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này; Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.4 Bản ghi âm, ghi hình

  • Bao gồm bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.5 Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

  • Bao gồm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền tác giả 

  • Đăng ký tác quyền là các thủ tục pháp lý được tác giả, người sở hữu sản phẩm thực hiện và nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.
  • Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bởi Cục bản quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ được sở hữu và sử dụng tác phẩm độc quyền tại Việt Nam. Bất cứ hành vi sử dụng tác phẩm nào mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều sẽ bị coi là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm.

Có thể thấy, việc đăng ký tác quyền sẽ giúp tác giả có quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình. Đây là căn cứ pháp lý trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ 3 hoặc xảy ra tranh chấp.

4. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả 

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:

  • Đơn đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan theo mẫu quy định:
  • Đơn phải được viết bằng tiếng Việt và có đầy đủ các thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, người sở hữu quyền tác giả hoặc sở hữu quyền liên quan;
  • Thời gian hoàn thành;
  • Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
  • Tên tác giả, người sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phát sinh;
  • Thời gian, địa điểm và hình thức công bố;
  • Thông tin liên quan đến việc cấp lại và cấp đổi (nếu có), cam kết về trách nhiệm đối với các thông tin được ghi trong đơn.
  • Đơn được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan ký tên, trừ trường hợp không đủ năng lực về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Hai bản sao tác phẩm được đăng ký quyền tác giả, hoặc 2 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là người được tác giả ủy quyền;
  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tự do sáng tạo hoặc giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
  • Văn bản chấp thuận của các đồng tác giả nếu tác phẩm được sở hữu chung
  • Văn bản chấp thuận của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả và quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2022, ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, nếu là ngôn ngữ khác thì phải dịch sang tiếng Việt.

5. Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Thủ tục đăng ký quyền tác giả sẽ được tiến hành thông qua 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký

Sau khi đã hoàn thiện tác phẩm, tác giả sẽ thực hiện xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả sau khi hoàn tất xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền sẽ tiến hành soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký tác quyền theo quy định hiện hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký tác quyền sẽ được nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả ở các địa chỉ sau:

  • Địa chỉ Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại TPHCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hoặc bạn cũng có thể nộp qua đường bưu chính đến các địa chỉ nêu trên.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

  • Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký tác quyền.
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký bị từ chối, Cục Bản quyền tác giả phải thông báo cho người nộp hồ sơ dưới hình thức văn bản.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.