Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc. Thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước, giúp các cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành, mục đích ổn định và phát triển xã hội. Khi thành lập doanh nghiệp cần nộp những loại thuế nào là câu hỏi được quan tâm nhiều tới. Các loại thuế doanh nghiệp xây dựng phải nộp gồm những gì?

Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Đầu tư 2020

I. Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều đầu tiên để thành lập doanh nghiệp xây dựng là bạn phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản để có thể đăng ký xin phép thành lập doanh nghiệp xây dựng. Với những yêu cầu như:

  • Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.
  • Nếu đăng ký thành lập công ty xây dựng dân dụng; công nghiệp thì không cần hạn chế về vốn, bằng cấp và kinh nghiệm của doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên nếu đăng ký các ngành nghề như thiết kế kết cấu, kiến trúc; giám sát thi công thì người chủ doanh nghiệp người cùng thành lập doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề và yêu cầu về vốn điều lệ của công ty.

Đa số các ngành nghề xây dựng (thi công xây dựng) pháp luật hiện hành không đòi hỏi điều kiện về người góp vốn; vốn điều lệ, kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Tuy nhiên; đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thiết kế xây dựng; giám sát thi công thì đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.

II. Thủ tục thành lập công ty xây dựng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.

Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:

  • Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; Luật sư X sẽ tiến hành tư vấn thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên miễn phí cho Quý khách hàng tránh trường hợp trùng tên; gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.
  • Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : Doanh nghiệp nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân; căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg quy định hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

III. Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy ủy quyền.

Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp; chúng tôi sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Sau đó; sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp.

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Luật sư X sẽ khắc dấu pháp nhân cho Quý công ty.

Hiện nay; Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.

Bước 4: Thủ tục cần làm sau thành lập công ty xây dựng.

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Thông báo sử dụng hóa đơn điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh;
  • Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động trước khi ký hợp đồng và xuất hóa đơn với các mã ngành có điều kiện.

IV. Các loại thuế doanh nghiệp xây dựng phải nộp.

Thuế môn bài (lệ phí môn bài)

Lệ phí môn bài là lệ phí trực thu đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Quy định về kê khai thuế môn bài:

  • Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 dương lịch.
  • Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12)  đối với:
  • Doanh nghiệp mới thành lập;
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thời hạn kê khai Thuế GTGT:

  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó.
  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.
  • Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Quy định về kê khai thuế TNDN:

  • Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập.

Quy định về kê khai thuế TNCN:

  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên): Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.
  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.

Trên đây là bài viết chi tiết hướng Các loại thuế doanh nghiệp xây dựng phải nộp của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.