Nhu cầu thành lập doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng do Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Các khu công nghiệp và khu chế xuất là địa điểm tin cậy mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đặt nhà xưởng sản xuất và hoạt động.
Tuy nhiên, muốn mở công ty lĩnh vực sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ phải thực hiện những thủ tục phức tạp và đặc biệt hơn so với các công ty có vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều này có thể tạo nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại Việt Nam.
Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu điều kiện và thủ tục thành lập thông qua bài viết dưới đây.
1. Doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất (doanh nghiệp chế xuất) là gì?
Theo khoản 10 điều 2 nghị định 82/2018/NĐ-CP đã định nghĩa khái niệm doanh nghiệp chế xuất như sau:
“Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”
Từ khái niệm trên, có thể thấy doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Doanh nghiệp chế xuất có thể nằm trong khu chế xuất hoặc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Nếu doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài khu chế xuất thì cần phải ngăn cách với các khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, có sự kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện ra vào giống như khu chế xuất.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất FDI
Đối với doanh nghiệp chế xuất có vốn nước ngoài sẽ phải đáp ứng được cả quy định điều kiện của doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Do đó, trước tiên nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam như không kinh doanh các ngành nghề cấm và điều kiện riêng với từng ngành nghề theo các bước:
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thêm vào đó, theo điều 30, nghị định 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất còn cần đáp ứng được những điều kiện riêng như:
- Doanh nghiệp chế xuất nếu không trong khu chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng theo quy định đối với khu phi thuế quan. Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng. Hiện nay có nhiều cục hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải lắp camera giám sát được kết nối với hải quan.
- Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
- Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
- Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
- Phải có văn bản đồng ý của hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
3. Lưu ý cho nhà đầu tư khi thành lập công ty sản xuất FDI trong khu công nghiệp tại Việt Nam
– Lưu ý về lựa chọn mặt hàng sản xuất: Nhà đầu tư cần lưu ý rằng không phải mọi lĩnh vực đều được phép đầu tư kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam, do vậy nhà đầu tư nên xem xét kỹ luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ví dụ: Biểu cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam trong GATS.
Theo đó, Việt Nam sẽ có hạn chế về phương thức đầu tư hoặc hình thức đầu tư, thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề nhất định.
Hay trong Luật đầu tư cũng quy định về các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh.
Như vậy, ngành nghề đầu tư là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần lưu ý để tránh bị từ chối đầu tư kinh doanh, gây mất thời gian và cả tiền bạc đối với nhà đầu tư.
– Lưu ý về lựa chọn địa điểm đầu tư: Nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ địa điểm đầu tư phù hợp. Đối với công ty sản xuất trong khu công nghiệp, nhà đầu tư cần lựa chọn khu công nghiệp đánh giá trên các yếu tố như quy hoạch của khu công nghiệp, giá thuê đất, ưu đãi của khu công nghiệp, ưu điểm về vị trí địa lý…
– Lưu ý về vốn đầu tư và góp vốn thành lập công ty: Lĩnh vực sản xuất đặc biệt là sản xuất trong các khu công nghiệp thường là những dự án lớn. Nhà đầu tư cần có sự xác định vốn phù hợp với phạm vi, quy mô của dự án để đảm báo tính khả thi tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khi nhà xưởng đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ cần phải góp đúng theo thời hạn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không được quá 90 ngày.
– Lưu ý về xây dựng cơ sở vật chất: Nếu xây dựng nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc xây dựng nhà xưởng, khu nhà công nhân, lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Đặc biệt với những ngành sản xuất công nghệ cao càng cần chú ý đến vận chuyển và lắp đặt dây chuyền sản xuất.
– Lưu ý về lao động: Doanh nghiệp có vốn nước ngoài khi được thành lập tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của Việt Nam về sử dụng người lao động. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sẽ cần số lượng công nhân lớn do đó nhà đầu tư cần có kế hoạch tuyển dụng cụ thể và chuẩn bị trước để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.
Nhà đầu tư có thể thuê người lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Nếu sử dụng lao động nước ngoài cần chú ý phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đó.
– Lưu ý về báo cáo dự án: Khi thành lập một doanh nghiệp FDI, theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư phải tiến hành chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.
Ngoài các vấn đề riêng biệt cần lưu ý trên, các doanh nghiệp FDI cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định như các doanh nghiệp trong nước khi tiến hành kinh doanh như sử dụng con dấu, nộp thuế, v.v
4. Căn cứ pháp lý
- Luật đầu tư 2020.
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế ngày 22 tháng 5 năm 2018.
5. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất mà Luật Hồng Bàng cung cấp
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong mảng đầu tư và doanh nghiệp, đội ngũ luật sư của Luật Hồng Bàng xin cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến việc thành lập Doanh nghiệp FDI trong Khu chế xuất như sau:
- Tư vấn, giải đáp cho khách hàng những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam.
- Tư vấn, phân tíchvề các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để khách hàng lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu.
- Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lýcủa từng loại hình doanh nghiệp để khách hàng có lựa chọn phù hợp.
- Tư vấn ưu đãi về thuế, ưu đãi pháp lýcủa doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Tư vấn, phân tích lựa chọn khu công nghiệp, khu chế xuất phù hợpvới nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc xây dựng nhà máy sản xuất, khu nhà ở cho công nhân viên.
- Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị báo cáo tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính và các giấy tờ pháp lý khác liên quan.
- Tư vấn soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệucần thiết để xin thành lập công ty sản xuất có vốn nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Tư vấn thực hiện nộp, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn làm việcvà giải trình các yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn các vấn đề về hoạt động, báo cáo thường niên có liên quan.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.