Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Pháp luật về Doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bằng các hình thức như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh. Bài viết sau đấy sẽ đánh giá ưu nhược điểm và đặc biệt hơn, hướng dẫn cho thương nhân nước ngoài áp dụng các quy định pháp luật để cân nhắc lựa chọn các mô hình này.

I. So sánh giữa văn phòng đại diện và chi nhánh

Tiêu chí Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Khái niệm Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Chức năng kinh doanh Không
Ngành nghề kinh doanh Được đăng ký tất cả các ngành nghề giới hạn trong phạm vi  các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký Chỉ được đại diện theo ủy quyền Được đăng ký một số ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.
Địa điểm Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh
Con dấu, giấy phép hoạt động – Có con dấu riêng;

– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

– Có con dấu riêng;

– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

– Không có con dấu riêng.

– Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng

Ký kết hợp đồng;

xuất hóa đơn

– Được phép ký hợp đồng kinh tế;
– Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.
– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
Nghĩa vụ thuế – Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
– Hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng)  hoặc hạch toán phụ thuộc. 
– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn
– Kê khai thuế độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý;
– Hạch toán phụ thuộc.
– Không có mã số thuế riêng;
– Địa điểm cùng tỉnh với trụ sở chính: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế;
– Địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương;
– Hạch toán phụ thuộc.
Các loại thuế, phí phải nộp – Lệ phí môn bài;
– Thuế Giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Lệ phí môn bài;
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Lệ phí môn bài.

II. Đối với thương nhân nước ngoài

Thành lập chi nhánh

Đối với chi nhánh, cần đặc biệt lưu ý các điều kiện sau để thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài:

  1. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  2. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Theo đó, biểu cam kết cụ thể về dịch vụ WTO cho phép những ngành nghề sau chi nhánh của thương nhân nước ngoài được hoạt động:

STT

(1)

Các Ngành/phân ngành

(2)

Cơ quan quản lý chuyên ngành

(3)

1 Dịch vụ pháp lý Bộ Tư pháp
2. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan Bộ Thông tin và Truyền thông
3. Dịch vụ tư vấn quản lý Bộ Công Thương
4. Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý Bộ Công Thương
5. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan Bộ Xây dựng
6. Dịch vụ nhượng quyền thương mại Bộ Công Thương
7 Dịch vụ tài chính

A- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

B- Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

C- Dịch vụ chứng khoán

Bộ Tài chính,

Ngân hàng nhà nước

Như vậy, có thể thấy rằng không có quá nhiều ngành nghề mà thương nhân nước ngoài có thể thực hiện thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có hoạt động trong các lĩnh vực nếu trên, việc thành lập chi nhánh sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng.

Thành lập văn phòng đại diện

Nếu doanh nghiệp chưa thực sự đưa ra được quyết định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, việc mở một văn phòng đại diện sẽ là một sự lựa chọn hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, mở rộng mối quan hệ, uy tín làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, với việc không phải nộp thuế TNDN, thuế GTGT chi phí duy trì hoạt động của văn phòng đã được giảm đáng kể so với việc duy trì hoạt động của một doanh nghiệp.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.